Quy cách viết bài kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Cơ điện nông nghiệp và bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm

QUY ĐỊNH VIẾT BÀI KỶ YẾU

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM (14pt, Bold)

Nguyễn Văn A, Trần Văn B (12pt, Bold)

Trung tâm xxxxxx

Viện XXX

126 xxxxxxxxxxxx (12pt, Italic)

xx@xx.xx

Tóm tắt: (12pt, Bold)

Bài viết đưa ra các qui định cơ bản cho một bài báo của Hội nghị Khoa học toàn quốc về Cơ điện nông nghiệp và bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm”, cách trình bày bài viết theo mẫu qui định này và có thể lấy làm văn bản mẫu. (12pt, Paragraph → Left: 10mm, Right: 10mm)

I. GIỚI THIỆU (12pt, Capital, Bold, Spacing: Before: 12pt, After: 6pt)

Để đảm bảo chất lượng của bài viết khi xuất bản, các tác giả nên tuân theo những hướng dẫn chi tiết được mô tả ở văn bản mẫu này. Nếu có thắc mắc, xin liên hệ qua địa chỉ Email viaep2004@yahoo.com

II. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (12pt, Capital, Bold)

2.1. Cỡ trang văn bản (12pt, Bold)

2.1.1. Qui định khổ giấy (12 Bold, Italic)

Trang văn bản được chọn khổ giấy A4 (297 x 210).

2.1.2. Khoảng cách dòng

Khoảng cách giữa các dòng là khoảng đơn (single space).

2.2. Căn lề cho văn bản

Lề của văn bản theo qui tắc sau:

(a) Lề trên: Top = 25mm

(b) Lề dưới: Bottom =25mm

(c) Lề trái: Left = 25mm

(d) Lề phải: Right = 25mm

2.3. Tiêu đề bài viết

Để khoảng cách giữa tiêu đề và tên tác giả là 1 dòng trắng. Giữa tên địa chỉ email và tóm tắt là 2 dòng trắng. Tất cả tiêu đề được căn lề giữa.

2.4. Tóm tắt

Tóm tắt được lùi so với lề trái và lề phải là 10mm. Không quá 200 từ (khoảng 12 dòng).

2.5. Lời cảm ơn

Tác giả có thể viết lời cảm ơn ví dụ tới Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước đã cấp kinh phí cho nghiên cứu của bài báo. “Lời cảm ơn” đặt ở trước “Tài liệu tham khảo”.

2.6. Phông chữ

Sử dụng font Unicode “Times New Roman” trên toàn văn bản để thuận tiện cho việc in ấn. Cỡ chữ xem trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Qui định cỡ phông chữ

Tiêu đề

14 pt

In hoa, đậm, căn giữa

Tên tác giả

12 pt

Đậm (bold)

Nơi công tác, địa chỉ

12 pt

Nghiêng (Italic)

Email

12 pt

Nghiêng (Italic)

Nội dung văn bản

12 pt

 

Chỉ mục bài viết cấp 1

12 pt

In hoa, Đậm (Capital, Bold)

Before: 12pt, After: 6pt

Chỉ mục bài viết cấp 2

12 pt

Đậm

Before: 6pt, After: 6pt

Chỉ mục bài viết cấp 3

12 pt

Đậm, nghiêng

Before: 6pt, After: 6pt

Thông tin về bảng, hình vẽ

12 pt

Đậm

Ngoài ra bài viết không được tạo Header/Footer, không đánh số trang.

III. CẤU TRÚC BÀI BÁO

3.1. Các phần chính của bài báo

Không có qui định đặc biệt so với yêu cầu chung của một bài báo khoa học thông thường. Theo đó, bài viết có thể gồm tóm tắt, mở đầu (đặt vấn đề), vật liệu và phương pháp, kết quả và thảo luận, kết luận, lời cảm ơn (nếu có), tài liệu tham khảo, summary bằng Tiếng Anh

3.2. Qui định số trang

Một bài báo không nên quá 8 trang trừ một số ít trường hợp đặc biệt được chấp nhận bởi Ban Chương trình Khoa học.

IV. QUY ĐỊNH PHẢN BIỆN VÀ GỬI BÀI

Mỗi bài gửi đăng kỷ yếu sẽ được Ban Khoa học Hội nghị giới thiệu một người có uy tín chuyên môn và am hiểu sâu về nội dung bài báo để phản biện.

Báo cáo cần gửi theo định dạng file word (.doc) MS Office 97-2003 qua đường Email với tiêu đề “Bai bao Hoi nghi 2010”. Tác giả chỉ nên dùng 1 loại phông chữ để tránh gây lỗi trong quá trình in ấn.

Tài liệu tham khảo (12pt, Bold)

1. Tác giả A, Tác giả B. 2007. Tên sách, NXB ABC, Hà Nội, xxx trang.

2. Tác giả X, Y, Z. 2009. Tên bài báo, Tên tạp chí, 123-129.

3. Petracek P.D., Dou H., Pao S. 1998. The influence of applied waxes on postharvest physiological behavior and pitting of grapefruit. Postharvest Biology and Technology 14, 99-106.

Summary: Tên bài báo ((12pt, bold)

Dịch nội dung “Tóm tắt” sang Tiếng Anh, kể cả tiêu đề bài báo. Đặt ở cuối bài viết (sau tài liệu tham khảo).

---------------------