Danh sách các Đề tài, Nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2018

Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2018

 

TT

Tên đề tài, dự án

 

Đơn vị/Chủ trì

Tham gia thực hiện

Kinh phí

NSNN

Thời gian

Ghi chú

1

Nghiên cứu  công nghệ, sản xuất túi bao quả trên cây ứng dụng phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu Việt Nam

Trung tâm KCS

ThS. Phạm Cao Thăng

 

TS. Lê Như Đa

TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

TS. Trần Quốc Toàn

ThS. Phạm Tiến Đạt

KS. Lã Mạnh Tuân

ThS. Phạm Thị Mai

KS. Vũ Thị Nhị

KS. Phạm Minh Tuấn

ThS. Cù Ngọc Linh

3.400

01/2018 – 12/2020

Bộ NN

2

 

Nghiên cứu công nghệ và hoàn thiện thiết bị chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ quả dưa hấu

Bộ môn Vi sinh

ThS. Nguyễn Thị Hương Trà

TS. Lê Xuân Hảo

ThS. Nguyễn Thị Hồng Hà

ThS. Nguyễn Ngọc Huyền

ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền

ThS. Vũ Thu Diễm

ThS. Nguyễn Tuấn

ThS. Đỗ Thị Thu Hiền

KS. Lê Vân Thanh

Nguyễn Thành Trung

4.300

01/2018 – 12/2021

Bộ NN

3

DASXTN

Hoàn thiện công nghệ sản xuất hoạt chất kìm hãm α-glucosidase tư đậu đen bởi Aspergilus oryzae và ứng dụng tạo thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ

Bộ môn Phụ phẩm NN

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

TS. Nguyễn Đức Tiến

ThS. Lưu Thị Gấm

ThS. Nguyễn Thị Hương

ThS. Nguyễn Thị Dung

KS. Nguyễn Hằng Nga

KS. Mai Xuân Đại

CN. Hoàng Thị Phương

ThS. Hoàng Thanh Dương

ThS. Lưu Thị Tuyết Mai

2.700

01/2018 – 12/2019

Bộ Công Thương

 

Tổng số: 02 Đề tài; 01 Dự án SXTN

                                                                             

 

                                                  TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2018

CẤP BỘ (BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

 

1. Tên đề tài: Nghiên cứu  công nghệ, sản xuất túi bao quả trên cây ứng dụng phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu Việt Nam  

2. Chủ nhiệm đề tài:             ThS. Phạm Cao Thăng

3. Đơn vị chủ trì đề tài:        Trung tâm KCS

4. Thời gian thực hiện:         01/2018-12/2020

5. Kinh phí thức hiện:

Tổng kinh phí:                            3.400 triệu đồng

NSNN:                                       3.400 triệu đồng

Kinh phí khoán:                          1.598,75 triệu đồng

6. Cán bộ tham gia đề tài:

TS. Lê Như Đa

TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

TS. Trần Quốc Toàn

ThS. Phạm Tiến Đạt

KS. Lã Mạnh Tuân

ThS. Phạm Thị Mai

KS. Vũ Thị Nhị

KS. Phạm Minh Tuấn

ThS. Cù Ngọc Linh

7. Mục tiêu của đề tài:

1. Mục tiêu chung:

- Làm chủ được công nghệ sản xuất túi bao quả trên cây phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh trưởng và phát triển của một số loại quả;

- Hoàn thiện hệ thống thiết bị trên cơ sở dây chuyền thiết bị sản xuất bao bì hiện có tại Việt Nam để sản xuất túi bao quả trên cây đảm bảo chất lượng túi tương đương sản phẩm nhập khẩu với chi phí sản xuất giảm tối thiểu 15%.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được quy trình sản xuất vật liệu nền có đặc tính chung cho túi bao quả.

- Xây dựng được quy trình sản xuất túi bao quả trên cây từ vật liệu sẵn có, thân thiện với môi trường, phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh trưởng và bệnh dịch hại của một số loại quả chủ lực của Việt Nam (xoài, na, chuối).

- Hoàn thiện hệ thống thiết bị hiện có, sản xuất 150.000 túi bao quả cho mỗi loại quả trên. Túi bao quả đảm bảo chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu cùng loại, cố độ bền cao (sử dụng 3- 4 vụ), có khả năng xua đuổi côn trùng, thân thiện với môi trường với chi phí sản xuất giảm tối thiểu 15%;

- Xây dựng được mô hình ứng dụng túi bao quả trên cây cho một số loại quả đại diện ở các vùng sinh thái khác nhau gồm: quả xoài (tại Sơn La), quả na (tại Lạng Sơn); quả chuối (tại Hưng Yên) với quy mô 0,5 ha cho mỗi loại quả.

8. Những sản phẩm chính:

1. 01 Quy trình công nghệ sản xuất vật liệu nền có đặc tính chung cho túi bao quả trên cây

2. 03 Quy trình công nghệ sản xuất túi bao quả trên cây có đặc tính và quy cách phù hợp cho 3 loại quả (xoài, na, chuối)

3. 03 Mô hình ứng dụng túi bao quả trên cây cho quả xoài (Sơn La), na (Lạng Sơn), chuối (Hưng Yên),

4. 03 Tiêu chuẩn cơ sở cho ba loại túi bao quả dùng cho quả xoài, na, chuối 01 thiết bị phối trộn các hợp chất chức năng (gắn kết với hệ thống thiết bị sản xuất túi bao quả trên cây có sẵn của doanh nghiệp)

5. Túi bao quả dùng cho xoài, chuối, na: 150.000 túi bao quả mỗi loại

6. Bài báo: 1-2

7. Tham gia đào tạo: 1 ThS

9. Đơn vị phối hợp, tham gia:

- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 

- Công ty TNHH Công nghệ chất dẻo và Môi trường Tiến Đạt

- Công ty TNHH Hóa nông Á Châu Hà Nội

 

 


TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2018

CẤP BỘ (BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

 

1. Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ và hoàn thiện thiết bị chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ quả dưa hấu  

2. Chủ nhiệm đề tài:             ThS. Nguyễn Thị Hương Trà

3. Đơn vị chủ trì đề tài:        BM Công nghệ Sinh học STH

4. Thời gian thực hiện:         01/2018-12/2021

5. Kinh phí thức hiện:

Tổng kinh phí:                            4.300 triệu đồng

NSNN:                                       4.300 triệu đồng

Kinh phí khoán:                          2.334 triệu đồng

6. Cán bộ tham gia đề tài:

TS. Lê Xuân Hảo

ThS. Nguyễn Thị Hồng Hà

ThS. Nguyễn Ngọc Huyền

ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền

ThS. Vũ Thu Diễm

ThS. Nguyễn Tuấn

ThS. Đỗ Thị Thu Hiền

KS. Lê Vân Thanh

Nguyễn Thành Trung

7. Mục tiêu của đề tài:

- Xây dựng được quy trình công nghệ và hoàn thiện thiết bị chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ quả dưa hấu, đảm bảo chất lượng thương mại, dinh dưỡng, cảm quan, an toàn thực phẩm, được thị trường chấp nhận.

- Ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm tại doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống để giải quyết đầu ra cho sản phẩm dưa hấu. 

8. Những sản phẩm chính:

1. 01 quy trình công nghệ sản xuất nước ép dưa hấu cô đặc giàu lycopene, quy mô 1000 lít/giờ

2. 01 quy trình công nghệ sản xuất yogurt-probiotic dưa hấu, quy mô 1000 lít/mẻ

3. 01 quy trình công nghệ sản xuất thạch dưa hấu, quy mô 500-1000 kg/mẻ

4. 01 quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc ủ chua từ phế phụ phẩm của quá trình chế biến dưa hấu, quy mô 500 - 1000 kg/mẻ

5. 01 quy trình công nghệ sản xuất vi sinh vật khởi động trên hệ thống lên men quy mô 100 lít/mẻ

6. Hệ thống thiết bị xử lý nguyên liệu với enzym gắn kết với dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất nước ép trái cây hiện có của cơ sở ứng dụng

7. Mô hình sản xuất nước ép dưa hấu cô đặc (quy mô 1000 lít/giờ)

8. Mô hình chế biến yogurt-probiotic dưa hấu (quy mô 1000 lít/mẻ) và thạch dưa hấu (quy mô 500-1000 kg/mẻ)

9. 5000 lít Nước ép dưa hấu cô đặc giàu lycopene

10. 2000 lít Yogurt-probiotic dưa hấu

11. 500 kg Thạch dưa hấu

12. 1000 kg Thức ăn gia súc ủ chua từ phế phụ phẩm của quá trình chế biến dưa hấu

13. 02 kg Chế phẩm vi sinh vật khởi động

14. Bài báo: 1-2

15. Tham gia đào tạo: 2-3 đại học

9. Đơn vị phối hợp, tham gia:

- Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

- Công ty cổ phần sữa Ba Vì


TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2018

CẤP NHÀ NƯỚC (BỘ KHCN, CÔNG THƯƠNG)

 

1. Tên dự án: Hoàn thiện công nghệ sản xuất hoạt chất kìm hãm α-glucosidase tư đậu đen bởi Aspergilus oryzae và ứng dụng tạo thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ

2. Chủ nhiệm dự án:            ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

3. Đơn vị chủ trì dự án:        BM Phụ phẩm nông nghiệp

4. Thời gian thực hiện:         01/2018-12/2019

5. Kinh phí thức hiện:

Tổng kinh phí:                            9.000 triệu đồng

NSNN:                                       2.700 triệu đồng

Kinh phí khoán:                          1.828 triệu đồng

6. Cán bộ tham gia dự án:

TS. Nguyễn Đức Tiến

ThS. Lưu Thị Gấm

ThS. Nguyễn Thị Hương

ThS. Nguyễn Thị Dung

KS. Nguyễn Hằng Nga

KS. Mai Xuân Đại

CN. Hoàng Thị Phương

ThS. Hoàng Thanh Dương

ThS. Lưu Thị Tuyết Mai

7. Mục tiêu của dự án:

                Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm hoạt chất kìm hãm α-glusidase (AGIs) từ đỗ đen lên men bởi A.oryzae quy mô 200 kg nguyên liệu/mẻ và ứng dụng sản xuất được các sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và béo phì từ hoạt chất AGIs.

8. Những sản phẩm chính:

1. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm hoạt chất kìm hãm α- glusidase (AGIs) từ đỗ đen lên men bởi A.oryzae

2. Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chứa chế phẩm AGIs dạng túi bột uống liền

3. Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chứa chế phẩm AGIs dạng viên

4. Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chứa chế phẩm AGIs dạng siro

5. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm túi bột uống liền chứa chế phẩm AGIs

6. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm viên nang chứa chế phẩm AGIs

7. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm siro chứa chế phẩm AGIs

8. 1000 kg Chế phẩm AGIs (độ ẩm ≤ 5%; IC50 của AGIs ≤ 0,25 mg/ml)

9. 500 kg Sản phẩm dạng túi bột uống liền (độ ẩm ≤ 5%; IC50 của AGIs ≤ 1,5 mg/ml)

10. 500 kg Sản phẩm dạng viên 500 mg/viên (IC50 của AGIs ≤ 0,5mg/ml)

11. 500 lít Sản phẩm dạng siro (IC50 của AGI ≤ 1,5 mg/ml)

12. Mô hình công nghệ và thiết bị lên men sản xuất AGIs từ đỗ đen xanh lòng lên men (quy mô 200 kg nguyên liệu/ mẻ), sản xuất thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chứa chế phẩm AGIs cho hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và béo phì dạng túi bột uống liền, viên và siro.

13. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.

14. Báo cáo kết quả đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 

9. Đơn vị phối hợp, tham gia:

- Công ty CP phát triển hoạt chất thảo mộc Việt Nam.

- Công ty CP XNK Quốc tế Tài Lộc