Thăm dò ý kiến
Nhận xét của bạn về cổng thông tin điện tử Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Liên kết website
Số người truy cập
Online:  12 người
Lượt truy cập :  701194 lượt
 
ĐỀ TÀI DỰ ÁN 2008-2013

Từ năm 2008 đến năm 2013, Viện đã thực hiện 19 đề tài dự án cấp Nhà nước, 33 đề tài dự án cấp Bộ, ...

Đơn vị: Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch

DANH MỤC ĐỀ TÀI DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG 5 NĂM

2008-2013

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng

 

 
 

A

Các chương trình KC

 

 

1.           

KC.07.04/06-10: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm bảo quản (chế phẩm tạo màng) dùng trong bảo quản một số rau quả tươi

-Đã xây dựng 6 qui trình sản xuất chế phẩm cho 5 nhóm rau quả qui mô PTN và 5 qui trình áp dụng chế phẩm cho 5 nhóm quả.

-Đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chạy thử hệ thống thiết bị sản xuất chế phẩm qui mô 350 lít mẻ.

- Mô hình ứng dụng cho quả có múi tại Bắc Quang (Hà Giang), quả xoài và dưa hấu tại Đồng Nai, quả chuối và quả bưởi tại Vĩnh Long, dưa chuột và cà rốt tại Hải Dương

-Đã có giấy chứng nhận chất lượng do Bộ Y tế cấp cho 3 chế phẩm bảo quản quả có múi, xoài và chuối

-Đã được trao 01 cup vàng hội chợ Techmart 2009

-Đã được 02 cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; Hoàn thành thủ tục đăng ký 1 bằng sáng chế. Đã công bố 5 bài báo.

 

2.           

KC.07.06/06-10: Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ và hệ thống máy-thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở đồng bằng sông Cửu Long và Sông Hồng

- Đã lựa chọn xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị phù hợp với 2 mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở ĐBSH (Viện Cây lương thực&cây thực phẩm) và ĐBSCL (Viện Lúa ĐBSCL).

- Hiệu quả kinh tế đạt được ở 2 mô hình áp dụng phương thức quản lý, tổ chức CGH đồng bộ so với hình thức thông thường hiện nay: giảm chi phí lao động 20-30%, giảm chi phí giống 32-38%, giảm tổn thất sau thu hoạch 15-50%. Mô hình có khả năng nhân rộng.

 

3.           

KC.07.10/06-10: Nghiên cứu công nghệ và thiết bị thu gom bảo quản và chế biến rơm rạ sử dụng có hiệu quả.

- Đã thiết kế, chế tạo các mẫu máy và xây dựng được các qui trình công nghệ thu gom, bảo quản và chế biến rơm rạ.

- 02 hai mô hình khảo nghiệm máy tại Viện Cây lương thực&Cây thực phẩm, Hải Dương và Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì.

Đạt Cúp vàng Techmart Vietnam Asean+3 (2009)

 

4.           

Mã số KC.07.05/11-15: Nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản dược liệu sau thu hoạch ở quy mô công nghiệp.

Đã điều tra khảo sát, tổng thuật tài liệu về công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu.

 

5.           

Đề tài nhánh thuộc đề tài KC.07.07/06-10: Nghiên cứu lựa chọn nguyên lý, cấu trúc, thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm và ứng dụng máy xới và bón phân cho sắn phù hợp với điều kiện đất canh tác ở hai vùng sản xuất sắn tập trung

- Hoàn thiện 2 mẫu Máy chăm sóc cây sắn:

+ Máy xới bón lần 1:  Máy được liên hợp với máy kéo MTZ-80, vận tốc tiến 3,0 ÷ 3,5 km/h, năng suất 0,5 ha/h. Cấu tạo máy gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận xới, bộ phận bón phân viên vi sinh có mức bón thay đổi từ 10 ÷ 40 kg/sào và  bộ phận vun điều chỉnh được lượng đất vun

- Máy xới vun, bón thúc lần 2: Lắp và dẫn động trên máy kéo bông sen 12HP: Bộ phân xới chủ động có khả năng diệt cỏ, trộn đều phân, vun đất vào gốc sắn theo yêu cầu. Năng suất kỹ thuật 02-03ha/h

- Đã khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất Tam Điệp – Ninh Binh:

 

6.           

Đề tài nhánh thuộc đề tài KC.07.09/06-10: Nghiên cứu công nghệ, thiết bị chế biến cá Hồi vân và cá Tầm bằng phương pháp xông khói

- Đã chế tạo các thiết bị cho khâu giết mổ cá

- Đãchế tạo máy sấy và xông khói.

- Cơ bản đã có công nghệ và hệ thiết bị cho chế biến cá Hồi vân và cá Tầm theo phương pháp xông khói.

 

7.           

Đề tài nhánh thuộc đề tài KC.07.21/06-10: Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến can xi hoạt tính từ vỏ Hầu

- Đã chế tạo trên 03 thiết bị chính và 03 thiết bị phụ

- Đã có công nghệ và thiết bị chế biến can xi hoạt tính từ vỏ hầu.

 

 

8.           

Đề tài nhánh thuộc đề tài KC.07.21/06-10: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất sản phẩm lên men truyền thống kiểu công nghiệp

Đã hoàn thiện thiết kế máy sấy nhiệt độ thấp để sấy vi khuẩn lactic dùng cho sản phẩm lên men truyền thống và hệ thống nuôi bào tử nấm mốc, thực hiện nội dung đề ra đúng kế hoạch.

 

 

9.           

Dự ánKC.04.DA.02/06-10: Hoàn thiện công nghệ sản xuất enzym phytase để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi và phục vụ một số ngành công nghiệp.

- Đã hoàn thiện được qui trình nhân giống cho sản xuất phytaza qui mô 1000 l/mẻ, qui trình lên men cơ chất rắn sản xuất phytaza qui mô 1,4 tấn/mẻ (50 tấn/năm), qui trình công nghệ tách chiết phytaza dạng thô 1,4 tấn/mẻ (50 tấn/năm), qui trình công nghệ tạo chế phẩm phytaza dạng bột

- Đã sản xuất được 100 tấn phytaza

- Đã tập huấn cho nông dân và các trang trại chăn nuôi của tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Bình Dương và nông dân của của các tỉnh Hà tây, Hưng Yên sử dụng enzym phytaza vào chăn nuôi một số gia súc, gia cầm như lợn, gà.

 

10.       

Dự án KC.07.DA02/06-10:

Hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo và tổ chức sản xuất 02 kiểu máy liên hợp thu hoạch lúa GLH-0,2A và GLH 0,3A

- Đã chuyển giao 20 máy liên hợp thu hoạch lúa vào sản xuất ở các tỉnh miền Nam và Miền Bắc như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Vĩnh Long.

 

11.       

Dự án KC.07.DA12/06-10: Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị sản xuất mạ thảm và máy cấy phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam

 

-      Đã hoàn thiện thiết kế máy cấy MC-6-250 và MC-8-200

-      Có được quy trình công nghệ chế tạo một số cụm chi tiết

-      Chuyển giao 50 máy cấy MC-6-250 và MC-8-200 vào sản xuất:

* 43 máy  ở đồng bằng song Cửu long

* 5 máy tại Viện cây lương thực- Thanh Miện – Hải Dương

*  2 máy tại CUBA

 

12.       

Dự án KC.07.DA11/06-10: Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất Colophan và tinh dầu thông, quy mô 5000 tấn sản phẩm/năm

- Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất Colophan và tinh dầu thông, quy mô 5000 tấn sản phẩm/năm

- Đã chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất Colophan và tinh dầu thông đáp ứng quy mô 5000 tấn sản phẩm/năm và lắp đặt tại Quảng trị.

-Đạt Cúp vàng Techmart Vietnam Asean+3 (2009)

 

B

Chương trình Công nghệ sinh học – Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

 

1.

Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số chế phẩm vi sinh để phòng chống độc tố aflatoxin và ochratoxin A trên ngô, lạc, cà phê.

 

- Đã có được công nghệ tạo chế phẩm A. flavus DA2 với các phụ gia là cám gạo và than bùn,  tỷ̉ lệ là 3:1

- Đã xây dựng được mô hình thử nghiệm chế phẩm AF từ A. flavus DA2  trên ngô, lạc và đánh giá  hiệu quả giảm aflatoxin ở giai đoạn ngoài đồng và trong quá  bảo quản.

- Đã nghiên cứu được công nghệ sản xuất và mô hình thử nghiệm chế phẩm AN từ chủng  Aspergillus niger AN2 không sinh ochrratoxin A để phòng chống ochratoxin A nhiễm  trên cà  phê ở giai đoạn ngoài đồng và trong trong quá trình bảo quản.

- Đã xây dựng được mô hình thử nghiệm chế phẩm AF và đánh giá  hiệu quả giảm ochratoxin A trên cà phê ở giai đoạn ngoài đồng và trong quá trình bảo quản.

- Đã nghiên cứu được quy trình công nghệ tạo chế phẩm FLA từ chủng F.  aurantiacum để khử aflatoxin, nhiễm trên ngô, lạc ở mức độ cao; Đã nghiên cứu được quy trình công nghệ cho xử lý khử nhiễm aflatoxin bằng chế phẩm F.aurantiacum F7;

- Đã xây dựng được mô hình khử nhiễm aflatoxin bằng chế phẩm FLA  ở qui mô 1 tấn/mẻ tại Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đã thử nghiệm  ngô và lạc khử nhiễm aflatoxin bằng chế phẩm FLA tại Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia.

 

2.

Đề tài nhánh: Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất diệt khuẩn sinh học nisin dùng trong bảo quản một số nông sản, thực phẩm. Thuộc đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất diệt khuẩn sinh học nisin và enterocin dùng trong bảo quản một số nông sản, thực phẩm”.

- Đã  tiến hành nghiên cứu công nghệ thu hồi và tạo chế phẩm nisin qui mô 1000l/mẻ. Kết quả cho thấy dùng methanol ở nồng độ 60% đã thu hồi được 82-85% nisin từ dịch sau lên men.

- Đã tiến hành tạo chế phẩm nisin với công thức 2.5% nisin, 76% NaCl và 21.5% sữa gầy.

 

3

Dự án sản xuất thử nghiệm: Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh để phòng chống nấm mốc sinh độc tố và độc tố nấm mốc trên ngô, lạc, cà phê

- Đã xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm AF trên lạc quy mô 2 ha tại xã Hải An, huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.

- Đã xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm AF trên ngô quy mô 2 ha tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- 100 tấn chế phẩm AF

- 100 tấn chế phẩm AN

 

C

Đề án công nghệ sinh học – Bộ Công thương

 

 

1.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm phenyllactic acid từ vi khuẩn lactic phục vụ trong bảo quản nông sản thực phẩm

-  Đã nghiên cứu thiết kế được mô hình thiết bị sản xuất phenyllactic acid quy mô 500 l/mẻ.

-  Đã tổ chức sản xuất phenyllactic acid trên mô hình thiết bị quy mô 500 - 800 l/mẻ.

-  Đã sản xuất được 300 kg chế phẩm phenyllactic acid dạng bột và dạng lỏng.

-  Đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm PLA trong bảo quản nước dứa đóng hộp tại Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang và Công ty TNHH một thành viên Dũng Sĩ, quy mô 500 hộp.

-  Đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả bảo quản của chế phẩm PLA kết hợp với chế phẩm màng bao CP01 trên quả cam Vinh, quy mô 1 tấn/mẻ.

 

2

Công nghệ và thiết bị sản xuất đường xylose từ lõi ngô

- Đã nghiên cứu sử dụng enzyme xylanase thương mại của hãng Novozyme (Đan Mạch) để thủy phân xylan thành đường xylose quy mô thí nghiệm.

- Đã xác định được điều kiện tối ưu thủy phân xylan thành đường xylose quy mô 10kg đường/ mẻ

- Đã nghiên cứu, thiết kế mô hình thiết bị sx đường xylose quy mô 10kg đường/ mẻ.

 

3

Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp NN: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nhà máy chế biến tinh bột sắn

- Đã xây dựng được  quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật AM để xử lý bã sắn làm thức ăn chăn nuôi.

- Đã thử nghiệm bã sắn lên men trên đàn lợn nuôi thịt tiến hành tại một số hộ dân ở Hoằng vinh, Hoằng hóa, Thanh Hóa: dùng bã sắn lên men thay thế vào khẩu phần nuôi lợn thịt không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn, giảm chi phí tiền thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng từ 12,5 – 20,3%.

- Sản phẩm bã sắn sau 7 ngày lên men bởi các vi sinh vật trong chế phẩm AM có mùi thơm dịu, sản phẩm có màu vàng sẫm, có ẩm độ là 58%, hàm lượng protein thô là 8,3 % và hàm lượng xơ thô là 8,5%, hàm lượng tinh bột 3,8% và hàm lượng cyanide là 28 mg/kg. Sản phẩm an toàn khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.

 

D

Đề tài độc lập cấp Nhà nước

 

 

1.

Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp Silo có sử dụng bơm nhiệt

- Đã nghiên cứu công nghệ bảo quản chè đen CTC bằng tổ hợp Silo có ứng dụng bơm nhiệt.

- Đã nghiên cứu công nghệ sấy lại chè bằng tổ hợp Silo có sử dụng bơm nhiệt; Công nghệ phân loại, định lượng và phối trộn chè đen CTC.

- Đã nghiên cứu tính toán và thiết kế chi tiết hệ thống thiết bị đồng bộ bảo quản và phối trộn chè đen CTC, quy mô 60 tấn.

- Đã thiết kế tổng thể; Thiết bị  vận chuyển chè bằng khí động; Hệ thống Silo và tổ hợp MAHPD; Hệ thống thiết bị định lượng và phối trộn chè. Hệ thống thiết bị cân đóng bao và  Hệ thống điều khiển

 

E

Đề tài trọng điểm cấp Bộ

 

 

 

1.                   

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép viên thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 4-5 tấn giờ

- Mẫu máy ép viên thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 4-6 tấn/giờ với chất lượng làm việc đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Địa chỉ áp dụng: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi LICOGI 13-VIGER - Khu CN Quang Minh - Hà Nội; Công ty Cổ phần dinh dưỡng Đông Á - Yên Mỹ, Hưng Yên; Công ty TNHH Hải Thăng - Từ Sơn, Bắc Ninh; Công ty TNHH Giang Hưng - Quỳnh Lưu - Nghệ An; Công ty cổ phần TKT Việt Nam v.v...

 

2.                   

Nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối đầu mối rau, hoa, quả tươi (Packing house) qui mô tập trung

-Đã xác định được quy trình công nghệ và nguyên lý kết cấu thích hợp cho thiết bị rửa, làm khô, phân loại.

- Đã thiết kế, chế tạo được dây chuyền đồng bộ cho cơ sở tiếp nhận, sơ chế, báo quản và phân phối rau, hoa quả tươi tập trung năng suất: 10-15 tấn/ngày.

- Đã áp dụng tại Cty cổ phần sản xuất, dịch vụ & đầu tư Hoà An – Hải Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, chợ đầu mối rau  hoa quả Đồng Tháp, Tiền Giang…

 

3.                   

Nghiên cứu tuyển chọn, thiết kế, chế tạo mô hình nhà trồng rau, hoa, cây giống thích hợp tại Việt Nam

- Đã hoàn thành bộ bản vẽ thiết kế 03 mô hình nhà trồng rau, hoa, cây giống với hệ thống thiết bị đi kèm

- Đã xây dựng phần mền tính toán chế độ tưới và thiết kế hệ thống tưới cho các mô hình nhà trồng rau, hoa, cây giống; Phần mền lựa chọn các mô hình nhà trồng rau, hoa, cây giống.

*Đã ứng dụng:

- Mô hình nhà trồng rau tại xã Đông Hải – T.p Thanh Hóa.

- Mô hình trồng hoa tại Công ty môi trường đô thị - T.p Bắc Ninh.

- Mô hình hiện đại trồng hoa chất lượng cao tại Đình Bảng, Bắc Ninh.

 

4.                   

Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản tập trung một số loại rau, hoa, quả tươi.

- Mô hình công nghệ và thiết bị SCBQ cà chua qui mô tập trung: Năng suất 1,5 tấn/h; Thời gian bảo quản 33 ngày ở nhiệt độ thường; Tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 93,5%

+ Địa điểm ứng dụng: Điển hình là Công ty TNHH Nông sản TP Thảo nguyên, Lâm đồng và các hộ gia đình xã Thượng Đạt, Nam Sách, Hải dương

- Mô hình SCBQ hoa hồng, hoa cúc cắt: Năng suất 6000 cành/ngày; Thời gian bảo quản hoa cúc 18 ngày, hưởng thụ 10 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 95%; Thời gian bảo quản hoa hồng 15 ngày, hưởng thụ 7 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 97,9%; Tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 93,5%

+ Địa điểm ứng dụng: Các hộ sản xuất và kinh doanh hoa tại Hà nội, TP HCM, Nam định, Hà tây, Thái Bình, Cần thơ...Điển hình là xã Mê linh, huyện Mê linh, Hà nội

 

5.                   

Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học, hóa học sử dụng trong bảo quản quả tươi

- Đã chọn tạo được các chủng đột biến Candida sake ĐN15, Rhodotorula minuta RT7, Candida olephila ĐO18, Pseudomonas syringae ĐT32 có khả năng ức chế mạnh các nấm mốc gây hỏng trên thanh long, xoài, cam, vải.

- Đã nghiên cứu được quy trình công nghệ sản xuất và quy trình ứng dụng các màng bao ăn được thích hợp cho bảo quản từng loại quả như cam, xoài, vải, thanh long ở quy mô phòng thí nghiệm.

- Sử dụng chế phẩm nấm men Candia olephila đối kháng kết hợp với màng bao ăn được CT27 để bảo quản cam quy mô 1 tấn có thể kéo dài thời gian bảo quản so với đối chứng trên 30 ngày.

- Đã tạo ra được hai loại chế phẩm tạo màng bề mặt dạng composit. Loại QCM-100 có thành phần chính là HPMC và sáp ong. Chế phẩm ĐN-200 có thành phần chính là HPMC và sáp carnauba.

- Đã sản xuất ra chế phẩm cắm lọ hoa hồng đỏ Pháp, hoa cúc vàng Đài Loan với số lượng 5kg và 50lít chế phẩm.

- Đã xây dựng được công nghệ ứng dụng chế phẩm bảo quản và chế phẩm cắm lọ hoa hồng đỏ Pháp, cúc vàng Đài Loan, tổn thất sau bảo quản < 5%, tuổi thọ cắm lọ của hoa sau bảo quản >4 ngày (hoa hồng đỏ Pháp), >7 ngày (hoa cúc Đài Loan).

 

6.                   

Nghiên cứu tuyển chọn, thiết kế và chế tạo một số loại thiết bị chuyên dùng trong vận chuyển rau, quả, hoa tươi đi xa.

- Đã thiết kế và chế tạo thiết bị tạo rung để nghiên cứu mô phỏng xác định khả năng hạn chế ảnh hưởng rung khi vận chuyển đi xa của các loại bao bì.

- Đã xây dựng quy trình công nghệ vận chuyển rau quả, hoa tươi đi xa

- Đã lựa chọn, chế tạo cải tiến để tạo ra mẫu Container mát 40 feet dùng trong vận chuyển rau quả, hoa tươi đi xa

- Đã thiết kế chế tạo mẫu Container lạnh 40 feet dùng trong vận chuyển rau quả, hoa tươi đi xa.

-Đã thử nghiệm thiết bị trong điều kiện vận chuyển đường dài, Bắc-Nam

 

7.                   

Nghiên cứu cơ giới hóa và hợp lý hóa một số khâu trong sản xuất muối phơi  cát

- Đã thiết kế, chế tạo thiết bị xới và rải cát nền sân phơi cát làm muối, hệ lọc chạt di động, cố định, hệ ống ngầm chống khỏ, hệ tưới phun...

-Đã thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất một số thiết bị, hệ thống sau:

+Hệ thống chạt lọc gồm; 05 chạt lọc di động, 04 chạt lọc treo, 06 chạt lọc chuyển đổi vị trí để thay thế chạt lọc truyền thống.

+Hệ thống ống ngầm chống khỏ cho diện tích 03 sào

+Hệ thống cơ giới hoá kênh xới

+Hệ thống lắng lọc nước chạt thu được muối trắng hơn

+Hệ thống tưới phun bước đầu đã thử nghiệm một phương pháp mới sản xuất nước chạt không qua công đoạn phơi cát và lọc chạt.

-Đã thử nghiệm tại đồng muối Hải Chính- Nam Định và Hải Châu-Thanh Hoá

 

8.                   

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy liên hợp thu hoạch mía

-Đã thiết kế chế tạo máy liên hợp thu hoạch mía SHC-0.2A có năng suất và chất lượng làm việc tương đương với máy của nước ngoài

- Đã thử nghiệm Lam Sơn-Thanh Hóa và Công ty mía đường Gia Lai đạt được các chỉ tiêu về năng suất chất lượng làm việc đề ra

 

9.                   

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo ngô, đậu tương đa năng phù hợp với điều kiện sản xuất một số vùng trồng chính ở phía Nam

- Đã xây dựng quy trình CGH thích hợp phục vụ kỹ thuật thâm canh ngô, đậu tương. Xác định các đặc tính cơ lý của hạt giống, phân bón, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu.

- Đã thiết kế và chế tạo 01 mẫu máy gieo ngô, đậu đa năng (lên luống, bón lót, gieo hạt), liên hợp với máy kéo 25 - 30HP, năng suất 0,25 ha/giờ thử nghiệm mô hình máy gieo đa năng ở các điều kiện tương đương trong sản xuất.

- Đã thử nghiệm tại Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây có dầu (OPI)

 

10.               

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy xới, vun hàng cây mía.

-Đã thiết kế chế tạo hệ thống máy chăm sóc mía giữa hàng bao gồm: 01 máy kéo và 04 máy công tác kèm theo với tính năng kỹ thuật:

1-Máy kéo nhỏ chuyên dụng loại 4 bánh 2 cầu chủ động: Công suất động cơ: 18 – 20 HP,  Bề rộng máy (vết bánh) : 700  ¸ 800 mm, cấp vận tốc: 4 số tiến 2 số lùi;

2-Máy bạt gốc mía: năng suất: 0,1-0,2 ha/h;

3-Máy phay giữa hàng: năng suất 0,1-0,2 ha/h, bề rộng làm việc: 600-800 mm, độ sâu phay: 50-70 mm;

4-Máy bón phân: năng suất 0,1-0,2 ha/h, Có khả năng bón đươc các loại phân hoá học, phân vi sinh, chất lượng bón: theo yêu cầu nông học;

5-Máy vun luống: năng suất 0,1-0,2 ha/h, chất lượng vun: đáp ứng yêu cầu nông học.

Địa chỉ áp dụng: Cty CP Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa và Cty CP Mía đường nhiệt điện Gia Lai

 

11.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tạo siêu âm công suất 1,5kW và ứng dụng trong làm sạch, chiết xuất các hợp chất tự nhiên từ củ họ gừng

-Đã thiết kế chế tạo:

+ Thiết bị tạo siêu âm công suất 1,5kW (máy phát tần số 20- 50 kHz và bộ chuyển đổi siêu âm);

+Hệ thống hỗ trợ chiết xuất bằng siêu âm dung tích 20lit; +Thiết bị làm sạch bằng siêu âm dung tích 30 lít.

-Đã lắp đặt trong dây chuyền sản xuất bột nghệ vàng Curcumin tại Cty TNHH Hưng Hà, Thị xã Chí Linh, Hải Dương.

 

12.               

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy thu hoạch cà phê và máy thu hoạch chè cầm tay

- Đã xây dựng được quy trình cơ giới hoá cho khâu chăm sóc cây chè và cà phê phù hợp với việc CGH thu hoạch

- Đã thiết kế và chế tạo được máy thu hoạch chè với các chỉ tiêu chủ yếu như: + Bề rộng làm việc: 1,2 m ; + Lưu lượng quạt: 300 m3/h; + Công suất động cơ: 1,5 HP;+ Bước cắt của dao cắt: 35 mm; + Đường kính lệch tâm của trục lệch tâm: 9 mm;

- Đã xây dựng được mô hình thu hoạch chè diện tích 2ha để thử nghiệm.

- Đã thiết kế và chế tạo máy thu hoạch cà phê trên cơ sở các máy cắt cỏ đeo vai hiện nay với nhiều loại tay hái khác nhau. Đã xây dựng mô hình thu hoạch cà phê bằng máy.

- Đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy thu hoạch chè cầm tay và đã áp dụng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè (Viện KHNLN miền núi phía Bắc, Phú Thọ);

- Đã áp dụng máy thu hoạch chè cầm tay tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè và áp dụng máy thu hoạch cà phê cầm tay tại Lâm Hà – Lâm Đồng.

 

13.               

Nghiên cứu công nghệ, lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp sản xuất ván dăm từ trấu và vụn chỉ sơ dừa

 

-Đã thử nghiệm, xác định công thức phối trộn, chế độ ép, loại keo dán cho một số loại ván ép đạt độ cứng yêu cầu.

- Đã thiết kế, chế tạo 03 thiết bị (máy sấy, máy nghiền, máy dải ván dăm) và lắp đặt vận hành và thử nghiệm các thiết bị tại cơ sở sản xuất ván dăm tại Bình Dương.

+ Máy sấy ván dăm:

+ Máy nghiền dăm trấu:

+ Máy rải dăm:

- Đã chế tạo thử nghiệm 02 loại ván dăm làm đồ mộc đạt tiêu chuẩn 04/TCN-1999 và ván cho xây dựng, với số lượng 3 m3, kích thước ván 1,22 x 2,44 m, ba loại chiều dày ván là 12, 15, 18 mm, nhưng giá thành còn cao (do tốn nhiều keo)

-Đã xây dựng 03 phương án sản xuất ván dăm(ván dăm thô, ván dăm ván bóc và ván dăm 100% từ trấu cho xây dựng) đạt tiêu chuẩn 04TCN-1999

 

14.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy liên hợp gom và đập lúa tự hành

 

- Đã thiết kế và chế tạo 01 máy gom phóng

- Đã thử nghiệm tại các tỉnh Tp. HCM, An Giang trên 20 ha và được đánh giá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất gom, thu hoạch lúa hiện nay tại ĐBSCL

- Đã có 05 khách hàng tại ĐBSCL đặt mua

- Thiết bị được chuyển giao cho một khách hàng là nông dân sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp

 

15.               

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ trong dây chuyền cơ khí hóa, tự động hóa chế biến hạt điều

- Đã khảo sát qui trình công nghệ tại một số cơ sở chế biến hạt điều tại Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai

- Đã tiến hành thí nghiệm xác định qui trình xử lý hạt điều theo công nghệ mới tại phòng thí nghiệm và tại nhà máy sản xuất điều Nam Long, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

-Bước đầu xem xét và đánh giá qui trình xử lý chế biến hạt điều theo phương pháp chao dầu, bó vỏ (cứng, lụa) trên máy tự động

-Đã ký hợp đồng thiết kế và chế tạo cá thiết bị trong dây chuyền chế biến hạt điều

 

16.               

Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm 1-methyl cyclopropenne (1-MCP) trong bảo quản rau, hoa và quả tươi

- Đã thiết kế và lắp đặt xong hệ thiết bị thí nghiệm, vật tư hoá chất để tổng hợp 1-MCP

- Đã xác định nước là dung môi thích hợp và liều lượng 100 ml/g hoà tan chế phẩm 1-MCP để tạo khí.

- Đã xác định ảnh hưởng của đơn yếu tố nồng độ và thời gian xử lý 1-MCP; Xác định ảnh hưởng của đa yếu tố nồng độ và thời gian xông 1-MCP

-  Dự thảo ban đầu qui trình xử lý 1-MCP rau, quả và hoa

-  Đã xác định ban đầu số làn xử lý lặp lại 1-MCP cho hoa và dưa hấu

-  Đã thử nghiệm qui trình xử lý 1-MCP cho quả và hoa tại cơ sở sản xuất

Ngoài ra đề tài đã hoàn thành:

-02 báo cáo tổng thuật về sản xuất 1-MCP và bảo quản rau, hoa, quả bằng 1-MCP.

-1 bài báo về xử lý 1-MCP súp lơ xanh tại hội nghị thực phẩm các nước ASEAN tổ chức tại Brunei tháng 10 năm 2009 (AFC 11) được các nước trong vùng quan tâm và đánh giá cao tính mới

 

17.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy thu gom - bốc xếp mía

- Đã thiết kế, chế tạo máy thu gom bốc xếp mía BXM-350; Năng suất 350kg/lần bốc, Năng suất 80 tấn/ca.

- Đã thử nghiệm và ứng dụng trong điều kiện sản xuất mía mía BXM-350: Vùng mía nguyên liệu công ty mía đường nhiệt điện tỉnh Gia Lai (12/2011-4/2012).

 

18.               

Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản quả thanh long tại Bình Thuận

(Thuộc Chương trình Nghiên cứu Nông nghiệp hướng tới khách hàng thuộc DA KHCN NN vốn vay ADB- Bộ NN)

- Đã tiến hành đánh giá hiệu quả của chế phẩm nấm men đối kháng kết hợp với màng bao ăn được trong bảo quản thanh long. Thanh long có xử lý chế phẩm được bảo quản theo quy trình vietgap sau 35 ngày tỷ lệ hao hụt  <10%.

- Đã tiến hành đánh giá hiệu quả bảo quản thanh long của chế phẩm tổng hợp (nấm men đối kháng kết hợp với màng bao sinh học). Thanh long có xử lý chế phẩm tổng hợp được bảo quản theo quy trình vietgap sau 35 ngày tỷ lệ hao hụt  là 5% .

- Đã tiến hành nghiên cứu xử lý vệ sinh quả và lựa chọn bao gói phù hợp cho thấy hiệu quả tăng khi xử lý nước nóng ở nhiệt độ <520C.

- Đã lựa chọn được bao gói phù hợp cho Thanh long: quả được bảo quản bằng túi PE có đục lỗ đóng thùng cactong 10kg/thùng cho hiệu quả bảo quản sau 37 ngày vẫn đảm bảo chất lượng.

 

19.               

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ đậu tương lên men dùng cho người bệnh tiểu đường

- Đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng trà hoà tan AGISOY - T. Sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bột dinh dưỡng AGISOY - N. Sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đã đánh giá chất lượng sản phẩm chất kìm hãm α-glucosidase (AGISOY). Sản phẩm có chất lượng tốt về cảm quan, bột có mầu be sáng, tơi mịn, vị nhạt và có mùi thơm nhẹ, hoạt tính kìm hãm α-glucoidase IC50 0,52 mg/ml. Sản phẩm đã đạt chất lượng về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý đều phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành theo quyết định số 46/2007 của Bộ Y tế về “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.

- Đã tổ chức lớp tập huấn thực hành lâm sàng tốt và đạo đức trong nghiên cứu“ cho cán bộ sẽ tham gia vào thử nghiệm sản phẩm AGISOY trong hiệu quả giảm đường huyết trên đối tượng tiểu đường.

 

-                       

Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất mứt khô, năng suất 5 tấn nguyên liệu/ngày

- Đã chế tạo thành công máy đục hạt, châm quả, khía quả mơ mận, sấu, táo, trám và lựa chọn 1 số thiết bị phục vụ chế biến mứt khô như máy cao vỏ quả, máy tách rác, máy sấy

- Đã lắp đặt và khảo nghiệm hệ thống thiết bị chế biến mứt khô tại công ty TNHH Hồng Lam, khu CN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

- Đã xây dựng mô hình công nghệ và thiết bị sản xuất mứt khô với 1 số loại quả mơ mận sấu táo trám năng suất 5 tấn nguyên liệu/ngày

 

20.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy  thu hoạch mía rải hàng cỡ nhỏ cho vùng nguyên liệu ĐBSCL

- Bộ bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh về mẫu máy thu hoạch mía cho ĐBSCL

- Đã thử nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc và chỉ tiêu của máy thu hoạch mía

- Đã Chế tạo mẫu máy hoàn thiện

 

21.               

Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị diệt men bằng vi sóng năng suất 45-60 kg chè búp tươi/giờ để sản xuất chè xanh cao cấp

-  Đã chế tạo mẫu máy; Lắp ráp mẫu máy

- Đã thử nghiệm, sơ bộ xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu máy trong các điều kiện về nguyên liệu và chế độ làm việc khác nhau.

- Đã hoàn thiện quy trình công nghệ diệt men chè bằng vi sóng theo các kết quả thử nghiệm;

- Đã hoàn thiện thiết kế thiết bị diệt men chè bằng vi sóng

- Đã hoàn thiện thiết bị diệt men chè bằng vi sóng

 

22.               

Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến thức ăn viên cho trâu bò từ rơm, rạ, năng suất 800 đến 1.000 kg/giờ.

-  Đã chế tạo: máy nghiền rơm, rạ , thân cây ngô; máy trộn; thiết bị định lượng, phun rỉ đường tự động vào máy trộn; máy ép tạo viên bao gồm vít tải cấp liệu, bộ phận đánh tơi nguyên liệu  và bộ phận ép tạo viên; máy làm mát viên; Sàng phân loại viên; hệ thống hút giũ bụi tự động, cyclon, đường ống và khung bệ máy;

- Đã lắp ráp dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn dạng viên cho trâu bò năng suất 1000 kg/giờ.

- Đã xây dựng quy trình công nghệ chế biến thức ăn viên cho đại gia súc từ rơm, rạ

+  Nghiên cứu quy trình công nghệ nghiền nhỏ nguyên liệu;

+ Nghiên cứu quy trình công nghệ trộn;

+ Nghiên cứu quy trình công nghệ ép tạo viên;

 

23.               

Nghiên cứu công nghệ và thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị điều chỉnh khí (Controlled Atmosphere - CA), ứng dụng trong bảo quản một số loại rau, quả, hoa tươi.

-          01 hệ thống thiết bị thí nghiệm CA đa chức năng

-          01 kho CA quy mô Pilot 10m3

-          Đã hoàn thành 09 chuyên đề năm 2012

 

 

24.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tách nước bã sắn theo nguyên lý ép xilanh

- Đang chế tạo mẫu máy

- Bộ hồ sơ thiết kế máy.

-          Đã hoàn thành 07 chuyên đề năm 2012

 

25.               

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm lò đốt trấu  theo nguyên lý xoáy ly tâm quy mô 50 – 80 kg trấu/giờ

-          Lò đốt đã được thiết kế, đang trong quá trình chế tạo

-          Đã hoàn thành 06 chuyên đề năm 2012

 

 

26.               

Nghiên cứu thu nhận chê phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. và ứng dụng trong bảo quản chuôi tiêu

- Đã phân lập được 30 chủng nấm gây bệnh chuối.

- Đã  phân lập được 30 chủng nấm mốc có màu xanh trên môi trường đặc hiệu TSM cho chủng Trichoderma spp.

 

27.               

Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản nguyên liệu hoa hoè, phục vụ cho ngành công nghiệp SX dược liệu Rutin

- Đã điều tra, khảo sát, tổng thuật tài liệu về công nghệ sơ chế và bảo quản hoa hòe.

- Đã báo cáo 07 chuyên đề

 

28.               

Đề tài nhánh: Nghiên cứu quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa của một số loại rau, quả thời kỳ cận thu hoạch và trong bảo quản trên đối tượng quả Nhãn và hoa Lay ơn

(Thuộc đề tài cấp Bộ do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì)

- Đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi sinh lý sinh hóa của Nhãn và hoa Lay ơn

 

29.               

Đề tài nhánh: Xác định các yếu tố và nguy cơ nhiễm tạp cao trong quá trình sản xuất cà pháo lên men”

(Thuộc đề tài: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ để hạn chế và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong chế biến một số sản phẩm rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải...) do trường ĐH Bách khoa chủ trì)

- Đã phân tích mức nhiễm vi sinh vật trong 25 mẫu cà muối chua và nhận thấy chủng CM3 sinh bacteriocin có khả năng ức chế vi sinh vật gây hại (E. coli, Salmonella, S. aureus, B. cereus) và thuộc loài Lactobacillus plantarum

- Đã xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh khối cao và Nghiên cứu chế độ sấy chân không

- Có chế phẩm vi khuẩn lactic muối chua cà pháo với tỷ lệ bổ sung chế phẩm là 1%,  bảo quản trong bao thiếc ở 40C thì mật độ tế bào sống sót sót sau 03 tháng đạt 9x108 cfu/g.

 

30.               

Đề tài nhánh: Nghiên cứu cải tiến công nghệ chế biến thạch đen

(Thuộc đề tài cấp bộ: Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển kiến thức bản địa và xây dựng mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, bảo quản, chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Viện VAAS)

Đã nghiên cứu cải tiến một số kỹ thuật mà người dân đang làm nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm để có thể phân phối sản phẩm trong thời gian dài và không gian rộng mang lại lợi ích cho người dân

 

31.               

Đề tài nhánh: Nghiên cứu sơ chế bảo quản chế phẩm tạo mầu từ thực vật để sử dụng nấu xôi ngũ sắc và xôi bẩy mầu

(Thuộc đề tài cấp bộ: Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển kiến thức bản địa và xây dựng mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, bảo quản, chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Viện VAAS)

Đã tạo các chế phẩm tạo mầu dạng lá khô, bột lá khô và dịch: mầu tím (từ lá cẩm), mầu đỏ (lá xôi đũa), mầu vàng (củ nghệ) và mầu xanh (lá gừng).

Kết quả nấu xôi từ chế phẩm dạng bột (20,5 điểm) cho chất lượng tương đương như đồng bào bản địa đang làm từ lá tươi (21,5 điểm) và chế phẩm dạng dịch cũng có thể thay thế dạng bột do sử dụng tiện lợi hơn.

 

F

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

 

 

1

Xây dựng khu sơ chế, bảo quản hoa hồng, cúc chùm, lily xuất khẩu quy mô 6000 cành/ngày

-  Đã xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản hoa cúc chùm tại công ty CP Thái Sơn- Đà lạt.

-  Đã xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản hoa hồng đỏ đô tại công ty CP Thái Sơn- Đà lạt.

-  Đã xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản hoa lily tại công ty CP Thái Sơn- Đà lạt.

Kết quả: đảm bảo chất lượng an toàn kiểm dịch thực vật: diệt 100% côn trùng gây hại trên hoa, chất lượng cảm quan suâ bảo quản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: không bị rụng cánh, vàng lá…

 

2

Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị bảo quản cam năng suất 0,5 tấn quả/giờ

- Đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quả cam Vinh sau thu hoạch

- Sản xuất 500L chế phẩm dùng cho bảo quản cam Vinh

- Sản xuất 01 dung dịch nước rửa quả dùng cho khâu vệ sinh quả trước khi bảo quản

- Đã hoàn thiện chế tạo 01 máy rửa quả và 02 máng lăn quả phục vụ cho khâu áp dụng chế phẩm lên quả.

- Đã xây dựng mô hình bảo quản quả cam Vinh tại Nghệ An (quy mô 100 tấn quả)

 

       

 

 

G

Đề tài cơ sở

 

1.                   

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng trong sản xuất hệ thống máy giảm tỷ lệ nước trong  mật ong, năng suất 300 kg/mẻ.giờ

- Đã xây dựng được qui trình công nghệ giảm tỷ lệ nước của mật ong bằng phương pháp chân không, là cơ sở cho việc chế biến và bảo quản mật ong

- Đã chế tạo cụm chân không, cụm làm lạnh của hệ thống máy giảm tỷ lệ nước của mật ong năng suất 300 kg/mẻ

- Đã lắp đặt và đưa vào vận hành tại Công ty TNHH thương mại-Đầu tư-Xuất khẩu Hương Rừng

2.                   

Nghiên cứu chế tạo bộ kit  ELISA phát hiện clenbuterol

- Đã tạo được cộng hợp kháng nguyên của clenbuterol

- Đã sản xuất được các kháng thể và cộng hợp enzyme có độ nhạy đạt yêu cầu

- Đã thiết kế và chế tạo xong bộ Kit ELISA gián tiếp, kiểm tra clenbuterol có độ nhạy tối thiểu 1ppb

3.                   

Nghiên cứu cơ giới hóa và xây dựng mô hình sản xuất muối tôm đặc sản Trảng Bàng – Tây Ninh, năng suất 1tấn/ngày

- Đã xác định được quy trình cơ giới hóa và cải tiến, thiết kế cải tiến thiết bị khâu rửa, nghiền, trộn, phân loại và đóng gói.

-Đã thiết kế, chế tạo 01 thiết bị sấy và 01 thiết bị rang muối tôm

- Đã lắp đặt, vận hành và đưa vào sản xuất máy sấy, máy rang muối tôm tại cơ sở sản xuất muối tôm Minh Hiền, Trảng Bàng, Tây Ninh

4.                   

Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng và chế tạo máy cấy mạ thảm tốc độ cao tại Viêt Nam

- Đã  khảo nghiệm máy cấy mạ thảm tốc độ cao tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu long và phân tích cơ cấu một số bộ phận làm việc chính của máy cấy tốc độ cao như: tay cấy, hệ truyền động, di đông… và đánh giá khả năng chế tạo tại Việt Nam.

5.                   

Thiết kế, chế tạo mô hình thí nghiệm để nghiên cứu quá trình tương tác giữa mấu bám bánh xe với đất.

- Đã thiết kế chế tạo mô hình mô phỏng quá trình tương tác giữa mấu bám bánh xe với nền đất ruộng nước. Mô hình cho khả năng nghiên cứu cơ bản các thông số động lực học của bánh sắt trên nền đất yếu như: độ trượt, vận tốc, góc nghiêng mấu bám, bán kính động lực học của bánh xe…

6.                   

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tẩm dầu chân không thức ăn cho cá năng suất 0,5 - 0,6 tấn/h

- Đã thiết kế chế tạo thiết bị tẩm dầu chân không cho thức ăn thủy sản năng suất 0,5-0,6 tấn/h.

Thiết bị đã được lắp đặt tại cơ sở thực nghiệm của Trung tâm CGCN&TVĐT thuộc Viện.

7.                   

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nghiền mịn trong dây chuyền chế biến thức ăn cho thuỷ sản năng suất 0,5 - 0,6 tấn/giờ

- Đã thiết kế chế tạo hệ thống nghiền mịn trong dây chuyền chế biến thức ăn thủy sản năng suất 0,5-0,6 tấn/h, bao gồm hệ cấp liệu, máy nghiền mịn công suất 22 kW, hệ thống hút và lọc thu hồi sản phẩm bằng thiết bị lọc tay áo, sàng phân loại sản phẩm sau nghiền và hệ thống điện điều khiển.

Thiết bị đã được lắp đặt tại cơ sở thực nghiệm của Trung tâm CGCN&TVĐT thuộc Viện.

8.                   

Nghiên cứu, khảo nghiệm xác định độ cứng nền và lực cản riêng của đất cho vùng trồng lúa ĐBSH, ĐBSCL. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sử dụng CGH đến nền đất canh tác

- Đã tiến hành đo đạc xác định độ chặt/ độ cứng nền và lực cản riêng của nền ruộng ở một số tỉnh thuộc vùng sản xuất lúa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của sử dụng cơ giới hóa (đặc biệt là sử dụng máy kéo công suất lớn nhiều năm trong khâu làm đất – dùng bánh lồng) tới đặc tính cơ học của đất nền ruộng lúa nước.

9.                   

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm LABVIEW trên máy vi tính tích hợp mạch đo lường thử nghiệm máy bơm, quạt sử dụng trong nông nghiệp

- Đã xây dựng gói phần mềm phát triển ứng dụng trên nền LABVIEW.

- Đã sử dụng card đo lường hiện có của VILAS 019, kết nối hệ thống giữa các sen sơ  với phần cứng tích hợp máy tính, thực hiện đo lường  thu gom tính toán và xử lý số liệu trong thử nghiệm bơm, quạt nông nghiệp (tối đa đến 8 thông số: dòng điện, điện áp, cos φ, công suất, tốc độ vòng quay, hiệu suất làm việc của máy)

10.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ hạt tiêu bằng phương pháp ướt trong quy trình sản suất  chế biến tiêu trắng.

- Đã thiết kế và chế tạo mẫu máy, công suất 0.5 tấn giờ , độ vở hạt  <2%, độ sạch >95%

- Áp dụng tại HTX sản xuất tiêu Cuồi Cam Lộ Quảng Trị

11.               

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý khoa học-công nghệ lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.

- Đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm trong tính toán, thiết kế máy như: autoCAD, Inventer, Solid Work, Cosmos Designer cho các cán bộ nghiên cứ trên của Viện.

 

12.               

Nghiên cứu công nghệ sản xuất fructooligosacharide làm thực phẩm chức năng

- Đã nghiên cứu hàm lượng FOS trong chuối tiêu: Chuối tiêu Bắc Giang;Chuối tiêu Khoái Châu

- Xác định được điều kiện thích hợp cho quá trình tách chiết gồm: Sử dụng nước làm dung môi chiết với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp là 1:2 tại 80oC trong 1 giờ.

- Có được các thông số tối ưu cho quá trình thủy phân phân đường sacaroza thành FOS bằng chế phẩm enzim fructosyltransferaza gồm: Nồng độ enzim là 0,3%, pH=5, tại 50oC trong 12 giờ.

- Tạo được chế phẩm FOS từ dịch thủy phân bằng phương pháp sấy phun theo các thông số thích hợp

- Sản phẩm FOS được tạo ra ở dạng bột mịn, màu trắng có độ tinh khiết là 55,12%, có mùi thơm đặc trưng của chuối.

- Đã đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất đường fructooligosaccharides từ thịt quả chuối quy mô phòng thí nghiệm

13.               

Nghiên cứu thu nhận Alginate làm phụ gia thực phẩm  từ vi khuẩn Azotobacter vinelandii

- Đã phân lập được 52 chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp alginate.

- Đã tuyển chọn được chủng vi khuẩn ký hiệu là AL6 có khả năng sinh tổng hợp alginate cao nhất 4,8g/l. Đã định loại đến loài chủng vi khuẩn AL6, chủng này thuộc về chi Azotobacter và loài A.vinelandii.

- Đã tìm được phương pháp thu hồi alginate bằng cách tủa với cồn 960C, theo tỷ lệ dịch chiết lên men/cồn: 3/2.

- Đã sơ bộ tạo chế phẩm alginate, chế phẩm được tạo ra bằng cách phối trộn với một số chất bảo quản theo tỷ lệ nhất định

- Đã bước đầu đề xuất quy trình công nghệ sản xuất alginate bằng chủng A. vinelandii AL16 quy mô phòng thí nghiệm.

14.               

Nghiên cứu hạn chế sự nở hoa của súp lơ xanh (Brocoli) trong quá trình bảo quản

- Đã đưa ra các biện pháp xử lý để hạn chế sự nở hoa của súplơ sau 48 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, tỷ lệ tổn thất dưới 5%

15.               

Nghiên cứu chiết xuất Flavonoit trong lá chè già để bảo quản một số rau quả đã sơ chế (hành tây, su su, xoài, đu đủ)

- Quy trình công nghệ chiết xuất flavonoit trong lá chè già

- Đã thử nghiệm trên một số rau quả sơ chế (dưa chuột, rau diếp xoăn) cho kết quả tốt

16.               

Nghiên cứu quy trình công nghệ chiên chất lượng cao một số sản phẩm nông sản (ngũ cốc, rau củ)

- Quy trình công nghệ chiên chất lượng cao một số sản phẩm nông sản (cơm chiên giòn đóng túi và khoai môn chiên)

- Đã sản xuất một số sản phẩm cơm chiên giòn đóng túi (10kg) và khoai môn chiên để bán ra trên thị trường

17.               

Nghiên cứu ứng dụng CO2 rắn trong bảo quản thực phẩm (trái cây và thủy sản)

-Lựa chọn loại đá, khảo sát các thông số kỹ thuật và chất lượng đá trong quá trình bảo quản

-Tiến hành thực nghiệm sử dụng CO2 rắn và đá vẩy bảo quản chôm chôm, mực.

-Ứng dụng và đạt được kết quả ban đầu cho mô hình bảo quản mực tươi

18.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nghiền mịn trong dây chuyền chế biến thức ăn cho thuỷ sản năng suất 0,5 - 0,6 tấn/giờ.

- Hệ thống nghiền mịn trong dây chuyền chế biến thức ăn cho thuỷ sản năng suất 0,5 tấn/giờ gồm các máy sau:

+ Máy nghiền mịn 22 kW

+ Hệ thống hút và lọc tách bột nghiền, làm sạch túi vải tự động bằng khí nén áp suất cao, 7,5 kW;

+ Sàng phân loại

- Chất lượng làm việc của hệ thống đáp ứng được yêu cầu công nghệ của chế biến thức ăn cho thủy sản.

- Địa chỉ ứng dụng: Dây chuyền chế biến thức ăn cho thủy sản 300- 500 kg/giờ tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

19.               

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cơ cấu gá lắp máy chặt mía rải hàng CMRH-0.15 với máy kéo 4 bánh 20-30HP

- Đã tính toán, thiết kế cơ cấu gá lắp máy chặt mía rải hàng với máy kéo 4 bánh 30HP;

- Chế tạo cơ cấu gá lắp, lắp ráp hoàn chỉnh máy chặt mía rải hàng với máy kéo 4 bánh 30HP;

- Đã khảo nghiệm ở Lam Sơn Thanh Hóa: Mẫu máy đạt năng suất 0,15ha/h, chất lượng chặt đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Sử dụng máy giảm được 20% công lao động và 10 % chi phí thu hoạch, tận thu được 5-8% sản lượng và tiết kiệm được 250.000đ/ha công bạt gốc so với thu hoạch hoàn toàn bằg thủ công.

20.               

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất lượng máy thu hoạch lúa ở Việt nam

- Đã điều tra, khảo sát thực trạng quản lý chất lượng máy thu hoạch lúa ở Việt nam; Phân tích các nhược điểm tồn tại trong khâu quản lý chất lượng, các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc không quản lý được chất lượng cau các máy thu hoạch lúa đang sử dụng ở trong nước. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng máy thu hoạch lúa ở Việt nam.

21.               

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy xới chăm sóc cho cà phê

- Đã thiết kế và chế tạo máy xới chăm sóc cho cà phê liên hợp với máy kéo nhỏ hai bánh.

22.               

NVTX: Hỗ trợ và nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

-Đã thiết kế và in 01 bộ mẫu tiến bộ kỹ thuật của Viện phục vụ tuyên truyền quảng bá sản phẩm TBKT của Viện.

- Biên soạn, cập nhật và in ấn bộ đĩa CD giới thiệu Viện

- Lựa chọn giải pháp (nguyên lý kết cấu, quy mô…) thiết bị công nghệ đo lường chỉ báo, điều khiển các thông số khối lượng và ẩm độ vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất chế biến trong nước.

23.               

Nghiên cứu thăm dò hệ thống chặt khúc mía ứng dụng cho máy liên hợp thu hoạch mía.

-Đã thiết kế dàn thí nghiệm bộ phận chặt khúc mía;

-Chế tạo dàn thí nghiệm bộ phận chặt khúc mía;

-Thử nghiệm bộ phận chặt khúc mía

24.               

Nghiên cứu hệ thống nhận dạng kích thước, mầu sắc củ, quả

-Đã xây dựng xong hệ thống nhận dạng bằng quang học làm tiền đề cho việc chế tạo máy phân loại củ, quả bằng phương pháp quang học

25.               

Nghiên cứu thăm dò phương pháp đông tụ điện ứng dụng làm sạch nước thải của các cơ sở giết mổ gia súc tập trung.

-Nghiên cứu tỏng quan tình hình ứng dụng công nghệ đông tụ điện trong và ngoài nước;

-Thiết kế chế tạo mô hình thiết bị xử lý nước thải theo phương pháp đông tụ điện;

- N/c thực nghiệm xác định vùng các thông số hiệu ứng/khả năng ứng dụng Phương pháp đông tụ điện trong thực tiễn

26.               

Nghiên cứu công nghệ chiết xuất, tinh chế Thymol và sản xuất chế phẩm bảo quản rau quả (BR-1) từ thực vật thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tác dụng diệt nấm trên rau quả

- Đã xác định được quy trình chiết tách thymol từ cỏ xạ hương bằng chưng cất bằng hơi nước ở áp suất thường, nhiệt độ 100oC,

- Đã thử nghiệm khả năng kháng nấm của chế phẩm thymol cho thấy Hoạt tính kháng nấm của thymol trên hai chủng nấm gây bệnh trên quả cam là Penicillium digitatumPenicillium italicum với nồng độ ức chế tối thiểu tương ứng là 1200 ppm và 600 ppm tương ứng.

27.               

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ thích ứng để hạn chế khả năng kháng thuốc của mọt đục hạt (Rhzopertha dominica), mọt thóc đỏ (Tribonium castaneum), mọt râu dài (Cryptolestes.spp) trong bảo quản nông sản.

 

- Xây dựng đường cong chuẩn để ứng dụng cho các cơ sở SX phụ thuộc vào lượng PH3, Rh, Thể tích kho, khối lượng hàng hoá và thời gian xông. Bổ xung phosphine để bù lại lượng thất thoát nhằm duy trì khí PH3 bên trong khối xông trùng luôn đạt nông độ tối ưu diệt được 100% côn trùng.

28.               

Nghiên cứu nâng cao chất lượng bột cá bằng một số chủng nấm men

- Đã phân lập được 14 chủng nấm men, tỷ lệ chủng phân lập được trên số mẫu chiếm 35% và tuyển chọn được chủng Y. lipolytica W29 có khả năng giảm lipit trong cá tạp là 18,3%, khả năng tăng protein là 5% so với mẫu đối chứng.

- Đã xác định được các điều kiện nuôi cấy thích hợp để giảm lipit của cá tạp.

- Có được quy trình bổ sung chủng nấm men

29.               

Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất axit lactic từ bã mía

- Đã phân lập được 5 chủng thuộc chi Bacillus có kí hiệu từ Bs1 đến Bs5 có khả năng sinh trưởng trên môi trường  nhiệt độ 500C, pH = 5,5.

- Đã chọn lọc được chủng Bs3 có khả năng lên men đường cao.

- Đã xây dựng được quy trình thủy phân bã mía thành đường với các thông số: H2SO4 6%; nhiệt độ 1000C; thời gian 60 phút.

- Đã xây dựng được quy trình sản xuất axit lactic từ bã mía quy mô phòng thí nghiệm với các điều kiện tối ưu cho môi trường lên men: pH = 5,5; nhiệt độ 550C; thời gian 72 giờ cho lượng axit lactic tối đa là 10,43 g/100g bã mía.

30.               

Nghiên cứu công nghệ sản xuất đường xylose từ lõi ngô

- Đã phân lập, tuyển chọn được 27 chủng nấm mốc

Aspergillus niger có KN thủy phân xylan thành xylose.

- Đã xác định được các điều kiện thích hợp để xử lý lõi ngô: thuỷ phân lõi ngô bằng nhiệt ở 1200C trong 60 phút với tỷ lệ lõi ngô/nước là 1/8 sau khi lõi ngô đã được nghiền nhỏ.

- Đã xác định được các điều kiện thích hợp trong quá trình lên men

dịch thuỷ phân lõi ngô bởi chủng nấm mốc Aspergillus niger DL1.

31.               

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến bột hoa quả uống liền từ quả lạc tiên và quả dâu ta trên thiết bị sấy phun

- Đã xác định thành phần của quả dâu, chanh leo;  phương pháp tách và xử lý dịch quả dâu trước sấy;

- Đã xác định được các thông số cho quá trình sấy phun dịch quả dâu. kết quả ban đầu thông qua hội đồng kiểm tra đạt kết quả tốt.

32.               

Nghiên cứu quy trình chế biến bột hạt sen uống liền

- Đã lựa chọn nguyên liệu;  Xây dựng quy trình chế biến;

- Đã tiến hành thử nến sản phẩm để điều chỉnh một số chỉ tiêu cảm quan; gửi phân tích để đăng ký chất lượng sản phẩm;

- Đã làm các mẫu để lưu theo dõi bảo quản sản phẩm.

33.               

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến dầu hạt chè

- Đã xây dựng quy trình công nghệ chế biến dầu hạt chè, hoàn thành các nội dung công việc theo thuyết minh được duyệt.

 

34.               

Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất sinh khối sợi nấm Hương trên môi trường hạt kê và đỗ xanh

- Đã có qui trình công nghệ sản xuất sinh khối sợi nấm Hương trên môi trường hạt kê và đỗ xanh

 

35.               

Nghiên cứu một số giải pháp nhằm kéo dài thời gian bảo quản tỏi củ

Đã tìm ra một số giải pháp nhằm kéo dài thời gian bảo quản tỏi củ

 

36.               

Nghiên cứu  thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị và hoàn thiện  công nghệ  bảo quản nấm  (nấm rơm , nấm linh chi,..) Phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của các tỉnh miền Trung tây nguyên

Đã chế tạo xong hệ thống thiết bị và hoàn thiện  công nghệ  bảo quản nấm  (nấm rơm , nấm linh chi,..)

 

37.               

Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ cây xương rồng Nopal

- Đã xác định kỹ thuật sơ chế bảo quản Nopal phục vụ ăn tươi

- Xây dựng qui trình công nghệ cho sản phẩm Nopal muối chua (03 mẫu) với thời gian bảo quản 2 tháng

- Đã thiết kế, xây dựng nhãn, bao bì cho sản phẩm

38.               

Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất bột sương sáo

- Đã xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất bột sương sáo.

- Sản xuất 10 kg sản phẩm tại Xưởng FOLI với giá thành 7,63 đồng/bao (50 gam)

- Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh

39.               

Nghiên cứu qui trình công nghệ chế biến Purê đông lạnh từ trái bơ

- Đã xây dựng được qui trình công nghệ chế biến Purê bơ đông lạnh

-Sản phẩm bảo quản được 6 tháng đạt các tiêu chuẩn VSATTP của Bộ Y tế

40.               

Ngiên cứu thiết kế chế tạo máy trồng dứa phù hợp với điều kiện canh tác ở Việt Nam

- Đã thiết kế, chế tạo các cụm chi tiết chính và lắp ráp tổng thành máy trồng dứa

91

41.              91.

Nghiên cứu thiết kế chế tạo và lắp đặt thiết bị tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân cho cây cam tại khu vực Cao Phong-Hòa Bình

- Đã tiến hành lắp đặt vận hành thử nghiệm thiết bị tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân cho cây cam tại khu vực Cao Phong-Hòa Bình

 

 

42.              92.

Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến gia vị bằng phương pháp chiên hở trên băng chuyền liên tục, quy mô  700-1000 kg nguyên liệu/ngày.

- Đã định các thông số công nghệ chiên;

- Đã tiến hành tính toán thiết kế chi tiết hệ thống thiết;

 

43.              93.

Nghiên cứu ứng dụng điều khiển mờ trong hệ thống thiết bị sấy nông sản

- Đã có bộ điều khiển mờ trong hệ thống thiết bị sấy nông sản

44.              94.

Loại trừ và hạn chế nẩy mầm, mọc rễ một số rau dạng củ (cà rốt, hành, khoai tây…) trong thời gian bảo quản

-    Đã tiến hành thực nghiệm xác định thời điểm và tần xuất xử lý HPP theo thời gian

-         Đã tiến hành thực nghiệm xác định nồng độ HPP theo tần xuất xử lý

-    Đã tiến hành thực nghiệm xử lý kết hợp HPP với CIPC, α-NAA và MH

45.               

Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản hạt giống rau cải và đậu tương

- Đã khảo sát các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để bảo quản hạt giống

46.               

Nghiên cứu kết cấu và phần mềm điều khiển quá trình phân loại quả (cam, cà chua, vv) bằng phương pháp quang học

-Đang hoàn thiện phần mềm xử lí ảnh xác định kích thước, đặc tính màu sắc bề mặt quả, xây dựng mô đun phần mềm điều khiển hệ thống phân loại;

-Đã xác định và thiết kế hệ thống chấp hành tách dòng sản phẩm.

-Đã thiết kế hệ thống băng chuyền, khung bệ máy phân loại, chuẩn bị chế tạo.

47.               

Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng lá mía đóng kiện làm nhiên liệu cho các nhà máy phát điện sử dụng bã mía

-Đã điều tra khảo sát về tiềm năng khối lượng lá mía có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy phát điện; khả năng công nghệ sử dụng lá mía làm nhiên liệu.

48.               

Nghiên cứu thu nhận hoạt chất pullulan từ nấm Aureobasidium pullulans để làm phụ gia thực phẩm

-Đã phân lập, tuyển chọn được chủng nấm có khả năng sinh tổng hợp pullulan

49.               

Nghiên cứu thu nhận chất màu đỏ từ nấm Monascus sp dùng làm phụ gia thực phẩm

- Đã phân lập, tuyển chọn được một số chủng Monascus sp có khả năng sinh tổng hợp chất màu anka đỏ và xác định các đặc tính của chủng nấm tuyển chọn được

- Đã đánh giá ảnh hưởng của các loại cơ chất đến khả năng tạo sắc tố đỏ của chủng Monascus

50.               

Nghiên cứu công nghệ sản xuất ergosterol từ Saccharomyces cerevisiae ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng

- Đã phân lập tuyển chọn một số chủng S. cerevisiae có khả năng sinh tổng hợp ergosterol cao

- Khảo sát các yếu tố công nghệ sản xuất ergosterol: pH, thành phần môi trường, nhiệt độ

 

51.               

Nghiên cứu xác định một số thông số cơ bản của bộ phận bóc lá mía

- Đã phân tích lí thuyết lựa chọn xác định nguyên lí bộ phận bóc lá mía.

- Đã thiết kế một số bộ phận để thí nghiệm bao gồm:

+Băng tải cấp liệu;

+Bộ phận bóc lá mía TN.

 

52.               

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của 1 số thông số chính đến chất lượng làm việc của bộ phận bứt quả lạc tươi

- Đã thiết kế dàn thí nghiệm bộ phận bứt quả lực tươi;

 

 

53.               

Nghiên cứu xác định nguyên lý, kết cấu và ảnh hưởng một số thông số cơ bản đến chất lượng làm việc của bộ phận bứt củ sắn

- Đã nghiên cứu lựa chọn nguyên lý bộ phận bứt củ sắn

- Đã thiết kế dàn thí nghiệm bộ phận bứt củ sắn với yêu cầu: đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:

+ Tỷ lệ sót quả ≤ 3 %;

+ Tỷ lệ củ gãy ≤  10%;

54.               

Nghiên cứu chế  độ công nghệ tưới cho một số cây hoa chất lượng cao (hoa lan, hoa ly, vv) trong các nhà trồng nông nghiệp công nghệ cao

-  Đã nghiên cứu cân bằng nước trong chế độ tưới cho cây trồng.

-  Đã nghiên cứu chế độ tưới cho cây trồng trong các nhà trồng nông nghiệp công nghệ cao.

 

55.               

Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng, thiết kế và chế tạo máy thu hoạch lúa kiểu gặt tuốt liên hợp cung cấp không toàn phần ở Việt Nam

- Đã xây dựng dàn thí nghiệm bộ phận trống tuốt và bộ phận xích kẹp chuyển tải lúa.

56.               

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ rau đóng hộp trên máy ghép mí chân không

- Đã nghiên cứu xác định được chế độ công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm

57.               

Nghiên cứu thăm dò phương pháp gia hương và phủ bóng gạo thương phẩm nhằm tăng giá trị cảm quan và thời gian bảo quản.

- Đã lựa chọn được loại hương và chất phủ bề mặt thực phẩm và loại gạo nghiên cứu

58.               

Nghiên cứu tách chiết hoạt chất tự nhiên axit anacardic từ vỏ hạt điều và nghiên cứu ứng dụng chế phẩm để bảo quản một số sản phẩm chế biến từ rau quả

- Bước đầu đã có quy trình công nghệ sản xuất axit anacardic từ vỏ hạt điều.

59.               

Nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng nhiên liệu sinh học biodiezel cho động cơ diezel dùng trong nông nghiệp

- Đã xác định được đặc tính ngoài của động cơ diezel sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau

- Đã xác định được thời gian tăng tốc của động cơ từ tốc độ quay thấp nhất đến tốc độ quay cực đại

 

60.               

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy phun thuốc trừ sâu tự hành cho sản xuất lúa vùng ĐBSH

- Đã nghiên cứu, tính toán, cải tiến hệ thống phun và hệ thống di động trên đồng lúa.

61.               

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hệ thống khả trình trên chip (PSoC) tích hợp hệ thống đo lường điều khiển tự động nhiệt độ, độ ẩm trong chế biến bảo quản các loại rau quả, thực phẩm phục vụ xuất khẩu quy mô công nghiệp

- Đã nghiên cứu mô hình hệ thống (công nghệ PSoC) đo lường điều khiển các thông số nhiệt độ, độ ẩm không khí hoạt động chính xác tin cậy.

62.               

Nghiên cứu chế biến bột dinh dưỡng từ các thứ phẩm của nhân hạt điều

- Đã xác định được các yếu tố công nghệ chế biến chế biến bột dinh dưỡng từ các thứ phẩm của nhân hạt điều

63.               

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến tối thiểu và bảo quản mít để phục vụ nội tiêu

- Đã xác định được các yếu tố công nghệ chế biến tối thiểu mít

64.               

Nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm hai công cụ gieo hạt rau trong nhà lưới tại TP.HCM

- Đã có bản thiết kế máy gieo hạt rau trong nhà lưới

65.               

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ già thu hái và chế phẩm tạo màng tới chất lượng bảo quản quả đu đủ sau thu hoạch

- Quy trình pha chế phẩm tạo màng cho quả đu đủ

66.               

Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nấm sò ở dạng lỏng qui mô 20 lít/mẻ

- Đã xác đinh được một số điều kiện tối ưu để sản xuất giống nấm sò ở dạng lỏng: pH, môi trường, nhiệt độ

67.               

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống lầy của máy gặt đập liên hợp

- Đã nghiên cứu xác đinh một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống lầy của máy gặt đập liên hợp

68.               

Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ sản xuất tấm phủ hữu cơ từ một số phế thải nông nghiệp  nhẳm cải  tạo đất trồng vùng cát ở khu vực ven biển miền Trung

- Đã xác định được một số yếu tố công nghệ sản xuất tấm phủ hữu cơ từ một số phế thải nông nghiệp

69.               

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống di động ứng dụng cho máy liên hợp thu hoạch mía

- Đã lựa chọn được và ứng dụng các bộ phận thủy lực cho liên hợp máy thu hoạch mía SHC-0,2A

- Đã chế tạo các cơ cấu gá lắp cho các bộ phận làm việc

70.               

Nghiên cứu thăm dò công nghệ chế biến sắn dạng viên

- Đã điều tra khảo sát thực trạng nhu cầu sắn khô và sắn dạng viên

- Đã khảo sát quy trình công nghệ chế biến sắn dạng viên từ sắn tươi.

71.

Nghiên cứu điều khiển mờ trong hệ thống thiết bị sấy nông sản

-    Đã xây dựng được mô hình động học của thiết bị sấy; Nghiên cứu ứng dụng được phần mềm Step7 và Fuzzy control++ trong điều khiểu hệ thống thiết bị sấy

72.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hệ thống khả trình trên chip (PSoC) tích hợp hệ thống đo lường điều khiển, tự động nhiệt độ, độ ẩm trong chế biến bảo quản các loại rau quả, thực phẩm phục vụ xuất khẩu quy mô công nghiệp

- Đã có tài liệu thiết kế và mô hình hệ thống (công nghệ PSoC) đo lường điều khiển các thông số nhiệt độ, độ ẩm, các khí thành phần theo hướng CA, ứng dụng trong hệ thống điều khiển tự động mô hình bảo quản rau quả, thực phẩm nông sản.

73.

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm máy gieo hạt rau trong nhà lưới tại Tp. Hồ Chí Minh

- Đã thiết kế và chế tạo công cụ gieo hạt thủ công gieo hạt rau trong nhà lưới.

- Đã khảo nghiệm tại HTX Nông nghiệp TM-DV, ấp Đình, xã tân Phú trung, Tp. HCM

74.

Nghiên cứu bảo quản nho sau thu hoạch bằng phương pháp xử lý ethanol

-    Quy trình công nghệ bảo quản nho sau thu hoạch bằng phương pháp xử lý ethanol kết hợp với monolaurin

-    Có được chế phẩm dùng cho sơ chế quả nho ăn tươi

-    Có được quy trình pha chế chế phẩm dùng cho sơ chế quả nho ăn tươi. Quy trình dễ thực hiện, đơn giản.

75.

Thử nghiệm chiết xuất hợp chất kháng khuẩn từ lá cây xương rồng Nopal (Opuntia spp.)

- Đã đề xuất được một qui trình chiết gel Nopal

- Ứng dụng qui trình trên tạo gel Nopal và thử nghiệm sử dụng gel này bảo quản quả xoài.

76

Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm (xoài đông lạnh, mứt xoài) từ xoài thứ phẩm

- Đã xây dựng được qui trình chế biến mứt xoài nhuyễn

- Bước đầu khảo sát và xây dựng qui trình chế biến xoài đông lạnh

 

 

77

Nghiên cứu thăm dò công nghệ và thiết bị sản xuất viên làm chất đốt từ phế phụ phẩm nông lâm nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô, lõi ngô, mùn cưa,. .)

- Đã điều tra, khảo sát thực trạng phế phụ phẩm, công nghệ, thiết bị chế biến phế phụ phẩm thành viên làm chất đốt

- Lựa chọn, cải tiến mẫu lò đốt viên từ phế phụ phẩm nông nghiệp dùng cho quy mô hộ gia đình.

 

78

Nghiên cứu thiết kế thiết bị trộn màu xử lý hóa chất hạt giống bằng vít tải

-    Đã chế tạo được bộ phận trộn bằng vít tải có cánh đảo.

-    Đã chế tạo bộ phận định lượng hạt dạng van khế, kích thước 0,15x0,076x0,14 m, 23 v/phút, động cơ 1,1 kW./ Bộ phận định lượng dung dịch thuốc màu dạng 4 gầu múc quay tròn 32 v/phút. Hai bộ phận được dẫn đồng bằng động cơ 1,1 kW.

-    Đã lắp các bộ phận chế tạo ứng dụng vào máy xử lý hạt ngô giống tại CTCP Vật tư NN Nghệ An.

 

79

Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất protein đậu tương

- Đã xây dựng được quy trình công nghệ, lựa chọn thiết bị chính chế biến Concentrate Protein đậu nành:

- Đã thực hiện xong bước tách dầu từ hạt , khô đậu sau khi tách dầu đạt hàm lượng dầu < 1%

- Đã thực hiện chiết , thu hồi Protein bằng 3 phương pháp cơ bản khác nhau: Xử lý axit, sử dụng cồn và phương pháp xử lý nước nhiệt

- Sản phẩm đã được sấy thử nghiệm trên máy sấy chân không

 

80

Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến thịt hun khói truyền thống của đồng bào dân tộc (thịt gác bếp)

-    Có được quy trình công nghệ chế biến thịt hun khói truyền thống: thịt lợn, thịt bò, thịt trâu hun khói

-    Sản phẩm thịt hun khói đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

 

81

Nghiên cứu công nghệ chế biến gạo đồ từ một số giống thóc hiện nay

- Có đượ công nghệ chế biến gạo đồ từ 02 loại thóc

 

82

Nghiên cứu ứng dụng chất chống mốc, chống ô xy hóa để bảo quản nguyên liệu giàu đạm làm thức ăn chăn nuôi trong điều kiện sản xuất

- Đã xác định được dãy hàm lượng chất bảo quản để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong sản xuất.

- Ứng dụng kết quả vào 2 cơ sở sản xuất tại 2 nhà máy bột cá: Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định; Công ty thủy sản Hưng Hải, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

 

83

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy băm rơm 300 kg/giờ cho trồng nấm và chăn nuôi đại gia súc

- Mẫu máy băm rơm năng suất 300 kg/h.

- Khảo nghiệm máy băm rơm đạt yêu cầu đề ra về chất lượng và năng suất

 

84

Xây dựng các tài liệu tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp

-    Đã xây dựng được các tài liệu tập huấn về ATVS lao động cho người sử dụng máy móc thiết bị cơ điện NN

 

85

Bảo quản, bảo dưỡng, hiệu đính bảo đảm các thiết bị đo lường thường xuyên hoạt động tốt và đạt độ chính xác cao.

-  Có được quy trình bảo quản, bảo dưỡng duy trì sự hoạt động và độ chính xác

-  Có thiết bị thu nhập xử lý tín hiệu đo làm việc ổn định

-  Hồi phục được khả năng làm việc của thiết bị hiệu đính sensor đo mô men quay và thiết bị hiệu đính sensor đo lực kéo

-  Có quy trình thực hiện và kết quả hiệu đính các sensor đo lực kéo, mô men quay, lực lái, lực phanh

 

86

Nghiên cứu quy trình và công nghệ sản xuất mạ cuộn cho máy cấy lúa tốc độ cao.

- Có được quy trình và công nghệ sản xuất mạ cuộn, mạ cuồn này có thể cấy tay hoặc cấy máy.

 

87

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tập huấn đào tạo sử dụng một số máy trong sản xuất nông nghiệp.

Đã có được:

-    Chương trình khung phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy canh tác cho nông dân VN

-    Chương trình khung phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy gieo cây cho nông dân VN

-    Chương trình khung phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy thu hoạch cho nông dân VN

-    Tài liệu phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy canh tác cho nông dân VN

-    Tài liệu phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy gieo, máy cấy cho nông dân VN

-    Tài liệu phục vụ tập huấn và đào tạo sử dụng máy thu hoạch cho NDVN

 

88

Nghiên cứu thăm dò máy trồng rau kiểu trồng phôi và cây giống

-    Đã nghiên cứu thăm dò máy trồng rau kiểu phôi và cây giống

-    Đã thử nghiệm đánh giá mẫu máy trồng rau PEA của Katakura-Nhật Bản

 

89

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp đặt một số thiết bị kênh đất thí nghiệm phục vụ nghiên cứu cơ bản khâu canh tác

-    Đã thiết kế lòng kênh, nhà điều hành và hệ thống cột kèo

-    Đã thiết kế, sửa chữa, cải tiến xe thí nghiệm

-    Đã thiết kế, cải tiến cơ cấu treo 4 khâu cho khung xe thí nghiệm

-    Đã thiết kế, chế tạo hệ thống dẫn động an toàn

 

90

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm hạt và áp suất môi trường  bảo quản tới chất lượng thóc gạo xuất khẩu

- Đã hoàn thành việc điều tra khảo sát thực trạng xay xát và bảo quản tạm trữ gạo xuất khẩu

-  Đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của:

+ Áp suất môi trường (từ 50mmHg đến 300mmHg) đến sự biến đổi chất lượng gạo (độ dẻo, mùi thơm, màu sắc).

+ Nhiệt độ môi trường (toC< 25oC; 32oC; 37oC) đến chất lượng gạo.

+ Độ ẩm hạt (w: 14%, 15%, 16%) đến chất lượng gạo

-  Đã tiến hành thực nghiệm ảnh hưởng của chế độ sấy bơm nhiệt và đánh giá chất lượng gạo

 

91

Nghiên cứu thăm dò công nghệ sản xuất đường stevioside từ cây cỏ ngọt Stevia rebaudiana (Bert) Hemsl

- Đã đưa ra được một số kết luận có ý nghĩa khoa học; xác định được chất lượng của cây cỏ ngọt tại Hưng Yên;

- Có được một số thông số bước đầu về chiết, tinh chế và tạo sản phẩm đường stevioside.

 

92

Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng vật liệu sinh học kết hợp Nano bạc để nâng cao hiệu quả bảo quản nhãn

- Đã xác đinh được khả năng ứng dụng của nano bạc kết hợp với vật liệu sinh học, nâng cao hiệu quả bảo quản nhãn đến 25 ngày, kéo dài bảo quản hơn 5 ngày so với đối chứng (bảo quản bằng màng Chitosan).

 

93

Nghiên cứu và thử nghiệm một số giải pháp nhằm gia tăng nhiệt độ nước cho hồ nuôi tôm  vụ đông ở các tỉnh bắc miền Trung

- Đề tài đã đưa ra được giải pháp gia tăng nhiệt độ nước bằng hệ thống nuôi tôm trong nhà kính kết hợp với hệ thống cấp nhiệt chủ động có thể gia tăng nhiệt độ nước trong ao nuôi lên 6°C ± 0.5 so với nhiệt độ không khí trong mùa đông đảm bảo nhiệt độ nước trong ao nuôi >18°C

- Tốc độ tăng trưởng tôm nuôi trong nhà kính có gia nhiệt chủ đông cao hơn 2 lần ao nuôi thong thường và 1.5 lần so với ao nuôi nhà kính không có hệ thống cấp nhiệt bổ sung.

 

94

Nghiên cứu thiết  kế chế tạo hệ thống thiết bị chiết xuất tinh dầu tràm quy mô nông hộ bằng phương pháp cuốn hơi nước

- Đã chế tạo được hệ thống thiết bị chiết xuất tinh dầu tràm bằng phương pháp cuốn hơi nước phù hợp với quy mô nông hộ

 

 

95

Nghiên cứu công nghệ lên men sữa vừng từ Lactobacillus bulgaricusStreptococcus thermophillus

-    Đã phân lập 2 chủng vi sinh vật cho lên men sữa;

-    Đã xây dựng được quy trình CN sản xuất sữa chua từ sữa vừng; sơ bộ đánh giá chất lượng sản phẩm sữa vừng lên men

 

96

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm natamycin từ vi khuẩn Streptomyces natalensis dùng làm bảo quản thực phẩm và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

-    Đã phân lập được 32 chủng xạ khuẩn, tuyển chọn được 2 chủng sinh natamycin’ chọn được môi trường lên men; đã nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường, thời gian lên men, khảo sát độ bền nhiệt.

 

97

Xác định dư lượng các chất bảo quản hóa học: Nhóm propionat, formaldehid, nitrit và nitrat bằng phương pháp sắc ký và quang phổ

-   Đã lựa chọn được thiết bị phân tích và xác định các thông số kỹ thuật: Propionat, formaldehyt phân tích trên hệ HPLC, nỉtat, nỉtit phân tích bằng phương pháp quang phổ

-   Đã xây dựng được đồ thị chuẩn của các chất trên với hệ số tương quan R2>0,98

-   Đã xác định giới hạn xác định của mỗi chất: propionat, formaldehyt là 0,02ppm; nitrat, nitrit là 1 ppm.

 

98

Nghiên cứu thăm dò bảo quản trứng gà bằng chế phẩm tạo màng

- Đã đưa ra được các thông số, quy trình bảo quản trứng gà

 

99

Nghiên cứu thăm dò thiết bị công nghệ tạo xung điện áp cao để tiệt trùng nước ép rau quả, dịch hoa quả nhuyễn.

-  Đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng xung điện trường cao áp cho dịch quả nhuyễn.

-  Thiết kế mô hình xử lý xung điện trường cao áp

- Chế tạo mô hình xử lý xung điện trường cao áp

 

100

Nghiên cứu thăm dò công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ, thân cây ngô

-  Đã phân lập và tuyển chọn các vi sinh vật cho hoạt tính xelluloza cao và chịu nhiệt trong dải nhiệt 40-55oC.

-  Đã phân loại 4 chủng vi sinh vật đã tuyển chọn đến loài

-  Đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ, pH, độ thoáng khí, độ ẩm đến hoạt tính xellulaza, mật độ vsv/g chất; tỷ lệ dinh dưỡng (C/N), P, Ca, K;  độ ẩm, pH.

-  Xây dựng được quy trình ủ phân hữu cơ từ rơm rạ

 

101

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu KHCN và giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực Cơ điện NN&Công nghệ sau thu hoạch phục vụ sản xuất.

-    Có bộ cơ sở dữ liệu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch tương đối đầy đủ và chính xác, và sát với thực tế

-    Trang web đã được cải tiến giao diện

-    Mẫu tờ rơi đẹp và thể hiện đầy đủ các thông tin tiêu biểu của Viện

 

102

Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và chuyển giao vào sản xuất một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật của Viện năm 2010

Đã chọn lựa một số máy, thiết bị có khả năng nhân rộng trong sản xuất, cụ thế:

-    Bộ phận trộn hơi nước cho máy ép viên thức ăn chăn nuôi năng suát 4-6 tấn/giờ.

-    Quy trình sử dụng, vận hành máy ép viên thức ăn chăn nuôi

-    Hoàn thiện và làm chủ được công nghệ thiết kế và chế tạo lò đốt trấu tầng sôi với các quy mô khác nhau đáp ứng nhu cầu của snar xuất với hiệu quả cao về kinh tế xã hội môi trường

 

           

 

 


KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

 

TT

Tên tiêu chuẩn

 
 

 

NĂM 2008

 

1.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - máy kéo nông nghiệp - trục trích công suất phía sau loại 1, 2 và 3                                                                             Phần 2: Máy kéo có khoàng cách vết bánh hoặc xích hẹp, kích thước vỏ bảo vệ và vùng không gian trống (10TCN 920- 2-2006)

 

2.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - máy kéo nông nghiệp - trục trích công suất phía sau loại 1, 2 và 3.                                                                                          Phần 3: Các kích thước chính của trục trích công suất và then hoa, vị trí của trục trích công suất (10TCN 920-3-2006)

 

3.      

Máy nông lâm nghiệp và  thủy lợi - thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ - Phương pháp thử (10 TCN 921-2006)

 

4.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - đo lưu lượng nước trong kênh hở bằng đập tràn thành mỏng và máng lường venturi        Phần 1: đập tràn thành mỏng (10 TCN - 922-2006)

 

5.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - thiết bị phun thuốc nước bảo vệ cây trồng - Phương pháp thử. Phần 1: Đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch bên trong thiết bị phun (10 TCN 919-1-2006)

 

6.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - thiết bị phun thuốc nước bảo vệ cây trồng - Phương pháp thử. Phần 2: Đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch bên ngoài thiết bị phun (10TCN 919-2-2006)

 

7.      

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - thiết bị phun thuốc nước bảo vệ  cây trồng - phương pháp thử. Phần 3: Đánh giá hiệu quả bệ thống làm sạch bên trong thùng chứa (10 TCN 919-3-2006)

 

8.      

Máy nông nghiệp và thủy lợi - máy kéo nông nghiệp - trục trích công suất phía sau loại 1, 2 và 3. Phần 1: Đặc điểm kỹ thuật chung, yêu cầu an toàn, kích thước vỏ  bảo vệ và vùng không gian trống (10 TCN 920-1-2006)

 

9.      

Sản phẩm bột ngũ cốc - phương pháp xác định độ axit  chuẩn độ được (10TCN 673-2006)

 

10.  

Nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng tro thô (10 TCN 848-2006)

 

11.  

Nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô  (10 TCN 849-2006)

 

12.  

NĂM 2009

 

13.  

Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm và kiểu di động ngang có vời phun với nhiều lỗ phun - xác định độ đồng đều phân bố nước

 

14.  

Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử

 

15.  

Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Vòi phun - Yêu cầu chung và phương pháp thử

 

16.  

Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử

 

17.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Xác định mức công suất âm - Yêu cầu đặc tính kỹ thuật và hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu

 

18.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Đánh giá rung động của máy - Gá lắp đầu đo rung

 

19.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi  - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển  - Yêu cầu chung về an toàn

 

20.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi  - Nối đất - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

21.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi  - Cân phễu - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử

 

22.  

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Thiết bị gieo - Phương pháp thử

 

23.  

Thóc tẻ - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

24.  

Gạo lật - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

25.  

Gạo nếp xát - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

26.  

Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan dựa trên phương pháp cho điểm

 

27.  

Gạo - Phương pháp xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc

 

28.  

Gạo - Phương pháp xác định độ bền gel

 

1.          

Năm 2010

 

2.          

Máy dùng trong nông lâm nghiệp – máy cắt có động cơ ngưi đi bộ điều khiển – an toàn

 

3.          

Máy nông nghiệp – máy rắc phân – bảo vệ môi trường - yêu cầu và phương pháp thử

 

4.          

Máy móc nông nghiệp và lâm nghiệp – máy cắt theo hàng - an toàn

 

5.          

Máy lâm nghiệp – động cơ đeo vai dùng cho máy cắt bụi cây, máy xén tỉa cỏ, máy cắt có cần nối và các máy tương t - các yêu cầu an toàn và phương pháp th

 

6.          

Thiết bị tưi nông nghiệp – bơm phun dung dịch hóa chất dẫn động bằng nưc

 

7.          

Thiết bị tưới áp lực thủy lợi dùng trong nông nghiệp, hao tổn áp lực trong van và phương pháp thử

 

8.          

Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi – Máy gieo từng hạt – Phương pháp thử

 

9.          

Máy trong nông nghiệp – Máy thu hoạch cây thức ăn gia súc – Phương pháp thử.

 

10.      

Máy nông lâm nghiệp – máy cắt bụi cây và cắt cỏ cầm tay có gắn động cơ đốt trong – An toàn

 

11.      

Máy cắt tỉa bụi cây và cắt cỏ cầm tay – Độ bền của bộ phận che chắn lưỡi cắt

 

12.      

Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 7: Liên hợp máy thu hoạch lúa

 

13.      

Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp – An toàn – Phần 1: Tiêu chuẩn máy kéo

 

14.      

Máy kéo – máy cắt cỏ và làm vườn – Định nghĩa, yêu cầu an toàn và phương pháp thử

 

15.      

Máy nông lâm nghiệp – Máy phun thuốc trừ sâu đeo vai có động cơ – Yêu cầu an toàn

 

16.      

Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 6: Máy phun thuốc nước chăm sóc và bảo vệ cây trồng

 

17.      

Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị cắt cỏ và làm vườn – Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác

Phần 4: Ký hiệu cho máy lâm nghiệp

Phần 5: Ký hiệu cho máy lâm nghiệp cầm tay

 

18.      

Thiết bị bảo vệ cây trồng – Thuật ngữ và định nghĩa

 

19.      

Thiết bị thu hoạch:

Máy liên hợp và các bộ phận chức năng

– Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa

 

20.      

Thiết bị thu hoạch:

Máy liên hợp và các bộ phận chức năng

-Phần 2:Đánh giá đặc tính kỹ thuật và hiệu suất quy định

trong thuật ngữ định nghĩa

 

21.      

Máy nông nghiệp :Máy kéo 2 bánh – Phương pháp thử

 

22.      

Máy nông nghiệp

-          Máy phay đất do người đi bộ điều khiển

-          Định nghĩa, yêu cầu an toàn và phương pháp thử

 

23.      

Máy nông nghiệp: Máy tẽ ngô – Phương pháp thử

 

24.      

Thiết bị bảo vệ cây trồng: Thiết bị phun

- Phần 1: Phương pháp thử vòi phun

 

25.      

Thiết bị bảo vệ cây trồng: Thiết bị phun

- phần 2: Phương pháp thử thiết bị phun kiểu thủy lực

 

26.      

Máy nông lâm nghiệp: Thiết bảo vệ cây trồng

Thiết bị phun thuốc nước

- Phương pháp thử hệ thống điều chỉnh mức phun

 

27.      

Ngũ cốc và đậu đỗ - Đậu xanh hạt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (10 TCN 603 -2004)

 

28.      

Bột sắn thực phẩm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (10 TCN 672- 2006)

 

29.      

Ngũ cốc và đậu đỗ. Phương pháp xác định nitơ protein và nitơ phi protein (10TCN 593-2004)

 

30.      

Ngũ cốc đậu đỗ và các sản phẩm nghiền- Phương pháp xác định độ axit béo (10 TCN 851- 2006)

 

31.      

Vừng hạt. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

32.      

Đậu tương và sản phẩm đậu tương. Phương pháp xác định protein tan trong Kali hydroxyt 0,2%. (10 TCN 423 - 2000)

 

 

Năm 2011

 

1.                   

TCVN Máy xén tỉa cành cây lọai cầm tay – An toàn.

 

2.                   

TCVN Máy nông nghiệp – Máy cắt đĩa quay, trống quay và dao quay – Phương pháp thử và điều kiện chấp nhận cho bộ phận bảo vệ.

 

3.                   

TCVN Máy kéo nông nghiệp –Yêu cầu hệ thống lái.

 

 

4.                   

TCVN Máy kéo nông nghiệp và lâm nghiệp – Kết cấu bảo vệ phòng lật trên máy kéo vết bánh hẹp – Phần 1: Kết cấu bảo vệ gắn phía trước.

 

 

5.                   

TCVN Máy kéo và máy tự hành trong nông nghiệp – Điều khiển vận hành- Lực tác động, độ dịch chuyển, vị trí và phương pháp vận hành.

 

 

6.                   

TCVN Máy kéo bánh dùng trong nông nghiệp – Tốc độ cực đại – Phương pháp xác định.

 

 

7.                   

TCVN – Tên tiêu chuẩn: Máy dùng trong lâm nghiệp – Máy di động và tự hành – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại .

 

8.                   

TCVN Máy nông nghiệp- Che chắn cho các bộ phận chuyển động truyền công suất – Mở che chắn bằng dụng cụ.

 

9.                   

TCVN Máy nông nghiệp- Che chắn cho các bộ phận chuyển động truyền công suất – Mở che chắn không cần dụng cụ.

 

10.               

TCVN Thiết bị bảo vệ cây trồng – Đo hiện trường độ phân bố phun trên lá và bụi cây.

 

11.               

TCVN Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp – An toàn – Phần 2: máy kéo nhỏ và máy kéo vết bánh hẹp.

 

 

12.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quốtế, khu vực về Ngũ cốc đậu đỗ

 

13.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quố tế, khu vực về Rau quả

 

14.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quố tế, khu vực về sản phẩm cây công nghiệp

 

15.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quố tế, khu vực về muối

 

16.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quố tế, khu vực về sản phẩm thủy sản

 

17.               

Nghiên cứu, đánh giá sự hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn với tiêu chuẩn quố tế, khu vực về lĩnh vực cơ điện

 

18.               

Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Xác định hàm lượng ẩm – Phương pháp chuẩn

 

19.               

Đậu đỗ - Xác định hàm lượng ẩm – Phương pháp sấy

 

20.               

Gạo – Đánh giá thời gian hồ hoá hạt gạo khi nấu

 

21.               

Ngũ cốc – Xác định hàm lượng đường tổng số và tinh bột – Phương pháp Lane Eynon

 

 

Năm 2012

 

1

Máy kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp – Kết cấu bảo vệ (ROPs) – phương pháp thử động lực học và điều kiện chấp nhận (ISO 3463:2006)

 

2

Máy kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp – Kết cấu bảo vệ (ROPs) – phương pháp thử nghiệm tĩnh và điều kiện chấp nhận (ISO 5700:2006)

 

3

Máy kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp – Kết cấu bảo vệ máy kéo vết bánh hẹp – Phần 2: Kết cấu bảo vệ gắn phía sau (ISO 12003 -2:2008)

 

4

Máy lâm nghiệp – Kết cấu bảo vệ người vận hành – phép thử trong phòng thí nghiệm (ISO 8084:2003)

 

       

 

 

  • Gửi mail cho bạn bè
  •     
  • In trang này ra giấy
  •     
  • Đưa ra file pdf
  •     
 
Các tin khác:
 
Đăng nhập
A value is required.
A value is required.
 
 
# Thời tiết
Thứ ba, 26 / 11 / 2024
# Giá vàng
 

# Tỷ giá