Dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi
DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CHẾ BIẾN THỨC ĂN
GIA SÚC, GIA CẦM, ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
TÓM TẮT
Đã thiết kế, chế tạo được ở trong nước “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Hoạt động của dây chuyền được điều khiển hoàn toàn tự động. Dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu sản xuất ở Việt nam. Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại. Chất lượng sản phẩm cao và ổn định. Giảm được 60 – 70 % lao động và giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Hiện giá trị ngành chăn nuôi mới chiếm 25 - 27% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đẫ được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu phát triển: Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó đến năm 2015 đạt 38%. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2010 đạt khoảng 8 - 9%; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6%.
Trong chăn nuôi thức ăn đóng vai trò rất quan trọng và chiếm 65 - 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi. Hiện chăn nuôi quy mô tập trung, công nghiệp đang phát triển mạnh, trong khi đó thức ăn công nghiệp mới đáp ứng được 65 - 70% nhu cầu của thị trường. Những điều nêu trên cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn công nghiệp là rất lớn và ngày một tăng.
Hiện các dây chuyền đồng bộ chế biến thức ăn chăn nuôi với công nghệ và thiết bị tiên tiến chủ yếu là nhập của nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, giai đoạn 2001 - 2005 Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động với sự hỗ trợ của đề tài cấp Nhà nước mã số KC.03.03 về hệ thống điều khiển tự động cho dây chuyền. Và để có thể chế tạo được 100% máy móc, thiết bị trong dây chuyền, giai đoạn 2006 – 2009, Viện tiếp tục thực hiện đề cấp KHCN Bộ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép viên thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 4-5 tấn giờ“. Trên cơ sở dây chuyền quy mô 5 - 6 tấn/giờ, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao cho sản xuất các dây chuyền quy mô 3 – 4; 8 – 10; 12 – 15 và 20 - 25 tấn/giờ. Dưới đây là kết quả đạt được.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Chế tạo được ở trong nước dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 5 - 6 tấn/giờ, điều khiện tự động với công nghệ và thiết bị tiên tiến, làm việc ổn định, giá thành thấp, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu sản xuất ở Việt nam
2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
- Khảo sát, lựa chọn quy trình công nghệ phù hợp;
- Thiết kế các máy chính, thiết kế lắp đặt hệ thống;
- Chế tạo các máy, lắp đặt dây chuyền thiết bị;
- Thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát, điều khiển tự động;
- Thí nghiệm, đánh giá khả năng làm việc của các máy và toàn bộ dây chuyền;
- Ứng dụng vào sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dây chuyền.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và sử lý các thông tin, số liệu điều tra;
- Phương pháp tính toán, thiết kế các mẫu máy;
- Phương pháp đánh giá khả năng làm việc của các máy và toàn bộ dây chuyền.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Lựa chon quy trình công nghệ
Dây chuyền thiết bị được thiết kế để sản xuất các chủng loại thức ăn gia súc, gia cầm theo công nghệ: Định lượng các nguyên liệu ® Nghiền nhỏ hỗn hợp ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm (dưới đây gọi là Công nghệ I). Đây là công nghệ tiên tiến được hầu hết các nước công nghiệp phát triển áp dụng. Tuy nhiên theo yêu cầu của chủ đầu tư, hoàn toàn có thể đáp ứng được công nghệ: Nghiền nhỏ từng nguyên liệu ® Định lượng ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm (dưới đây gọi là Công nghệ II).
Một số ưu, nhược điểm chính của hai công nghệ trên:
* Công nghệ I
Ưu điểm:
+ Máy nghiền luân nghiền một loại hỗn hợp nguyên liệu đồng nhất nên làm việc ổn định và chỉ cần một máy nghiền là đáp ứng được yêu cầu công nghệ;
+ Các nguyên liệu dễ nghiền phụ trợ cho những nguyên liệu khó nghiền nên không khó khăn khi nghiền các nguyên liệu khó nghiền và gây bụi như bột đá, sắn lát khô, bột cá....;
+ Rất thuận tiện cho công tác tổ chức sản xuất vì không phải chờ nghiền nhỏ từng nguyên liệu một như ở Công nghệ II;
+ Ít tạo ra bụi và việc sử lý bụi dễ dàng hơn;
+ Chi phí đầu tư ít hơn vì ít chủng loại thiết bị hơn...
Nhược điểm:
+ Công việc định lượng các nguyên liệu thô khó hơn;
+ Kích thước hạt sau khi nghiền của từng loại nguyên liệu một khó điều chỉnh được theo ý muốn.
* Công nghệ II
Ưu điểm:
+ Kích thước hạt sau khi nghiền của từng loại nguyên liệu điều chỉnh được theo ý muốn với việc chọn lưới sàng thích hợp.
+ Công việc định lượng các nguyên liệu đã nghiền nhỏ dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
+ Đối với mỗi loại nguyên liệu, máy nghiền luân phải thay lưới sàng để có kích thước hạt thích hợp;
+ Các nguyên liệu dễ nghiền không trợ giúp cho những nguyên liệu khó nghiền nên thường phải dùng 2 loại máy nghiền mới đáp ứng được yêu cầu. Một số nguyên liệu gây bụi như bột đá, sắn lát khô ....việc sử lý bụi là khó khăn và tốn kém;
+ Không thuận tiện cho công tác tổ chức sản xuất vì phải chờ nghiền nhỏ từng nguyên liệu một và đủ chủng loại mới tiến hành định lượng và trộn được;
+ Chi phí đầu tư lớn hơn vì nhiều chủng loại thiết bị hơn...
* Lựa chon quy trình công nghệ
Xuất phát từ những ưu, nhược điểm trên và để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, lựa chọn công nghệ: Định lượng các nguyên liệu ® Nghiền nhỏ hỗn hợp ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm để thiết kế, chế tạo và chuyển giao cho sản xuất (hình 2).
2. Danh mục thiết bị trong dây chuyền
TT
|
Tên máy móc, thiết bị
|
Năng suất
|
Công suất (kW)
|
Số lượng
|
1
|
Phễu và vít tải cấp sắn lát, củ
|
7 - 8 T/h
|
2,2
|
1
|
2
|
Máy làm nhỏ sơ bộ sắn lát khô
|
7 - 8 T/h
|
15
|
1
|
3
|
Phễu nạp liệu 2000 x 1.200 và lưới
|
-
|
-
|
1
|
4
|
Vít tải cấp liệu
|
7 - 8 T/h
|
3,7
|
1
|
5
|
Bộ nam châm lọc kim loại
|
-
|
-
|
1
|
6
|
Gầu tải nguyên liệu H19,5 m
|
9 - 10 T/h
|
4,0
|
1
|
7
|
Máy lọc tạp chất thô
|
9 - 10 T/h
|
2,2
|
1
|
8
|
T/bị phân phối liệu vào các thùng chứa
|
10 - 12 T/h
|
1,1
|
1
|
9
|
Bộ điều khiển thiết bị phân phối liệu
|
-
|
-
|
1
|
10
|
Hệ thống thùng chứa liệu: Tổng sức chứa khoảng 72 tấn nguyên liệu
|
18,3 m3/th
12,2 m3/th
|
-
|
4
6
|
11
|
Hệ thống khung đỡ thùng chứa
|
-
|
-
|
1
|
12
|
Sensor báo mức đầy, hết ở 10 thùng
|
-
|
-
|
20
|
13
|
Vít tải định lượng nguyên liệu
|
0,5 - 8 T/h
|
2,2
|
10
|
14
|
Hệ thống điều khiển tự động vít tải
|
-
|
-
|
1
|
15
|
Cân cộng dồn, sai số < 1%
|
1000kg/mẻ
|
-
|
1
|
16
|
Thùng chứa liệu dưới cân
|
2,5 m3
|
-
|
1
|
17
|
Vít tải nguyên liệu cân
|
7 - 8 T/h
|
3,7
|
1
|
18
|
Van điện từ điều khiển xilanh khí
|
-
|
|
24
|
19
|
Sensor báo mức các thùng còn lại
|
-
|
-
|
6
|
20
|
Gầu tải nguyên liệu máy nghiền H16,5
|
9 - 10 T/h
|
4
|
1
|
21
|
Thùng chứa trên máy nghiền
|
2,5 m3/th
|
-
|
2
|
22
|
Van hai ngả chia liệu vào thùng
|
-
|
-
|
1
|
23
|
Van trượt dưới thùng liệu
|
-
|
-
|
2
|
24
|
Cơ cấu cấp liệu vào máy nghiền
|
3 - 7 T/h
|
1,7
|
1
|
25
|
Máy nghiền búa
|
5 - 6 T/h
|
55
|
1
|
26
|
Bộ lọc bụi bằng tay áo
|
-
|
-
|
1
|
27
|
Quạt ly tâm
|
-
|
5,5
|
1
|
28
|
Hệ thống điều khiển tự động máy nghiền và rũ bụi
|
-
|
-
|
1
|
29
|
Thùng chứa dưới máy nghiền
|
3 m3
|
-
|
1
|
30
|
Vít tải bột nghiền
|
5 - 6 T/h
|
3,7
|
1
|
31
|
Gầu tải bột nghiền H15 m
|
9 -10 T/h
|
3
|
1
|
32
|
Thùng chứa bột trước máy trộn
|
2,5 m3/th
|
-
|
2
|
33
|
Van hai ngả chia liệu vào thùng
|
-
|
-
|
1
|
34
|
Van trượt dưới thùng
|
-
|
-
|
2
|
35
|
Máy trộn ngang dung tích 2000 lít
|
1000kg/mẻ
|
15
|
1
|
36
|
Thùng chứa dưới máy trộn
|
3 m3
|
-
|
1
|
37
|
Vít tải bột trộn
|
6 -7 T/h
|
3,7
|
1
|
38
|
Máynghiền lại (Máy đánh tơi)
|
7 - 8 T/h
|
15
|
1
|
39
|
Hệ thống cấp dầu vào máy trộn+Khuấy
|
5 - 30lít/ph
|
4,4
|
1
|
40
|
Gầu tải bột trộn H18 m
|
9 - 10T/h
|
4,0
|
1
|
41
|
Van hai ngả chia bột vào thùng
|
-
|
-
|
2
|
42
|
Thùng chứa trước máy ép viên
|
12,5 m3/th
|
-
|
2
|
43
|
Van trượt dưới thùng
|
-
|
-
|
2
|
44
|
Máy ép viên SZLH400
|
3 - 8T/h
|
90 + 7
|
1
|
45
|
Van chặn khí và điều phối
|
-
|
1,5
|
1
|
46
|
Máy làm mát viên
|
3 - 8 T/h
|
3,7
|
1
|
47
|
Quạt hút, cyclon, đường ống
|
-
|
18,5
|
1
|
48
|
Roto phân phối viên
|
-
|
1,7
|
1
|
49
|
Máy bẻ viên
|
5 - 6 T/h
|
7,5
|
1
|
50
|
Gầu tải viên H19 m
|
9 - 10 T/h
|
4
|
1
|
51
|
Sàng phân loại viên
|
5 - 7 T/h
|
2,2
|
1
|
52
|
Van hai ngả chia liệu vào thùng
|
-
|
-
|
1
|
53
|
Thùng chứa sản phẩm viên (S»16 tấn)
|
14 m3/th
|
-
|
2
|
54
|
Thùng chứa sản phẩm bột
|
6,5 m3
|
-
|
1
|
55
|
Cân đóng bao sản phẩm 20-50kg/b
|
4 -5 bao/ph
|
0,75
|
-
|
56
|
Băng tải và máy khâu bao
|
-
|
1,7
|
-
|
57
|
Sensor báo mức đầy 4thùng còn lại
|
-
|
-
|
4
|
58
|
Máy nén khí + đường ống dẫn khí
|
< 8 at
|
7,5
|
1
|
59
|
Máy tính điều khiển cân
|
-
|
-
|
1
|
60
|
Máy tính quản lý sản xuất + máy in
|
-
|
-
|
1
|
61
|
Phần mềm điều khiển hệ thống
|
-
|
-
|
1
|
62
|
Dây dẫn truyền tín hiệu vào - ra
|
-
|
-
|
-
|
63
|
Hệ thống điện điều khiển
|
-
|
-
|
1
|
64
|
Khung, giàn thao tác, đường ống LK
|
-
|
-
|
-
|
|
Tổng cộng
|
|
316,4
|
|
3. Hệ thống điều khiển, giám sát tự động hoạt động của dây chuyền
Toàn bộ hệ thống điều khiển tự động hoạt động của dây chuyền và quản lý quá trình sản xuất được chia thành 2 cấp
+ Trung tâm điều khiển quá trình chế biến
+ Hệ thống điều khiển các công đoạn sản xuất.
Nhờ giải pháp kỹ thuật này mà hoạt động của dây chuyền có thể điều khiển hoàn toàn tự động tại trung tâm điều khiển hay điều khiển cho từng công đoạn riêng biệt. Ngoài ra dây chuyền cũng có thể điều khiển hoàn toàn bằng tay. Như vậy tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu (Chạy thử kiểm tra, chạy từng công đoạn riêng biệt theo yêu cầu của sản xuất v.v...) mà nhà sản xuất lựa chọn giải pháp điều khiển cho thích hợp. Giải pháp điều khiển này rất phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam và rất thuận lợi cho việc điều khiển dây chuyền
3.1. Trung tâm điều khiển quá trình chế biến có chức năng:
- Biết được lượng nguyên liệu có trong mỗi thùng chứa, khi thùng nào sắp hết được tự động cảnh báo và tự động cấp liệu vào thùng.
- Hiển thị quá trình làm việc của tất cả các máy, các công đoạn trên màn hình điều khiển;
- Thu thập và xử lý các thông tin của từng công đoạn, từng máy và đưa các tín hiệu để điều khiển công đoạn, máy đó;
- Định lượng tự động bằng bộ vi xử lý các nguyên liệu cần nghiền theo một tỉ lệ đã định cho từng mẻ chế biến và tự động chuyền tải nguyên liệu định lượng đến nơi cần chế biến;
- Cài đặt các chế độ làm việc cho các máy để đảm bảo chế độ công nghệ và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của người sản xuất;
- Có chức năng quản lý, lưu trữ, xử lý công việc kinh doanh một cách có hiệu quả như biết được khối lượng nguyên liệu trong từng mẻ chế biến, trong một ca, khối lượng sản phẩm, sai số thực tế của quá trình cân...
- Tự động phối hợp các công đoạn sản xuất một cách hiệu quả. Lựa chọn chế độ làm việc của các máy sao cho khoảng thời gian chuyển đổi từ mẻ nọ sang mẻ kia là ít nhất.
- Lưu các công thức chế biến cho từng loại sản phẩm dưới dạng mã hoá và được đặt tên riêng. Khi cần người điều khiển chỉ cần đưa tên của loại thức ăn đó vào là dây chuyền tự động chế biến loại thức ăn với công thức đã định. Chương trình cho phép cài đặt các công thức mới hoặc sửa đổi thành phần công thức đã được lưu trong bộ nhớ.
3.2. Hệ điều khiển các công đoạn sản xuất
- Điều khiển tự động cấp nguyên liệu vào các thùng chứa. Khi hết nguyên liệu trong thùng chứa, đèn hiệu trong trung tâm điều khiển báo, bộ vi xử lý làm việc và tự động điều khiển ống hứng liệu về phía thùng chứa tương ứng và ra lệnh cấp liệu vào thùng chứa đó.
- Tự động điều khiển quá trình định lượng các nguyên liệu cần nghiền theo một tỉ lệ đã định cho một mẻ chế biến.
Dây chuyền chế biến TAGS dù hiện đại đến đâu cũng đều chế biến theo mẻ. Nếu phối hợp hài hoà có thể bảo đảm mẻ nọ cách mẻ kia rất ngắn (khoảng 30 giây). Như vậy xem như dây chuyền hoạt động liên tục. Định lượng các nguyên liệu cần nghiền cho một mẻ chế biến là một trong những công đoạn rất quan trọng quyết định đến chất lượng thức ăn sản xuất ra sau này. Như đã đề cập ở trên, giải pháp công nghệ lựa chọn là định lượng các nguyên liệu thô sau đó nghiền hỗn hợp đã định lượng. Bảo đảm sai số quá trình định lượng các nguyên liệu thô dưới 1%.
Khối lượng của từng loại nguyên liệu và khối lượng của từng mẻ cân được hiển thị trên màn hình điều khiển.
- Điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền và hệ thống hút lọc bụi. Khi có tín hiệu, van xả một trong hai thùng chứa liệu trước nghiền được mở. Nguyên liệu từ thùng chứa được cấp vào máy nghiền thông qua cơ cấu cấp liệu. Để giúp nguyên liệu thoát khỏi buồng nghiền dễ hơn và giảm bụi, không khí được đưa qua buồng nghiền thông qua quạt hút và cơ cấu lọc bụi.
Chế độ làm việc của máy nghiền được điều khiển tự động thông qua dòng điện định mức của động cơ điện quay rô to nghiền. Khi dòng điện thấp hơn dòng định mức, tín hiệu đưa ra điều khiển cơ cấu cấp liệu quay nhanh hơn để cấp liệu vào máy nghiền nhiều hơn, khi dòng điện cao hơn thì ngược lại.
Để tự động làm sạch hệ thống lọc bụi, định kì dòng không khí với áp suất cao được thổi vào các túi lọc.
- Hoạt động của công đoạn trộn được điều khiển tự động với một chế độ làm việc đã định sẵn: thời gian trộn, thời điểm cấp vi lượng và dầu béo vào máy trộn, thời điểm đóng, mở các van xả, van cấp liệu vào máy trộn phụ thuộc vào loại sản phẩm chế biến.
- Tự động định lượng các nguyên liệu không nghiền và các vi lượng cho một mẻ chế biến cấp vào máy trộn. Công đoạn này được thực hiện tương tự như định lượng các nguyên liệu cần nghiền. Để đảm bảo độ chính xác cao, chất béo (dầu) cũng được định lượng trước cho mối mẻ trộn.
- Cân đóng bao sản phẩm tự động là thiết bị hoạt động độc lập với bộ vi xử lý và các cơ cấu chấp hành riêng bảo đảm năng suất 5 ¸ 6 bao/phút với độ chính xác ± 0,5% (Trang bị theo yêu cầu của khách hàng).
4. Tính mới, tính sáng tạo của dây chuyền
4.1. Về tính mới, tính sáng tạo
- Đã thiết kế, chế tạo và ứng dụng trong sản xuất thiết bị tự động cấp liệu vào hệ thống thùng chứa, hệ thống điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền, thiết bị hút, giũ bụi tự động và thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn. Kết quả thử nghiệm cho thấy các thiết bị hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Hệ thống điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền đã nâng cao rõ rệt hiệu suất và tính ổn định của máy nghiền. Ở chế độ điều khiển thủ công, dòng điện dao động trong khoảng lớn, từ 50 đến 95A và lớn hơn, rất hay gây quá tải cho máy, dẫn đến hỏng máy và cháy động cơ, trong khi ở chế độ tự động, dòng điện chỉ dao động trong khoảng ± 5 A và máy làm việc rất ổn định. Thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn làm việc ổn định, đạt độ chính xác cao với sai số 0,2 – 0,3 kg/lần phun và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
- Đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống cân định lượng tự động nguyên liệu và hệ thống cân định lượng tự động phụ gia, khoáng, vi lượng cho một mẻ chế biến (cân cộng dồn). Các hệ thống trên làm việc tương đối ổn định và đáp ứng được mục tiêu đặt ra và đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất về năng suất và độ chính xác. Sai số khi làm việc:
+ Khi cân nguyên liệu thô: 0,3 – 0,5 % với năng suất 6 – 8 tấn/giờ
+ Khi cân phụ gia, khoáng, vi lượng: 0,5 – 0,6 % với năng suất 1 – 1,5 tấn/giờ
- Thiết kế, chế tạo cân định lượng đóng bao sản phẩm thức ăn gia súc loại 5 kg/bao và loại 25 – 50 kg/bao đạt năng suất 3,5 – 4 bao/phút với sai số: 0,25 – 0,35% ở cân loại 5 kg/bao và 0,2 – 0,4% ở cân loại 25 – 50 kg/bao.
- Đã xây dựng được Trung tâm giám sát, điều khiển tự động hoạt động của toàn bộ dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 – 6 tấn/giờ. Ngoài chức năng giám sát, điều khiển, Trung tâm còn có chức năng lưu giữ số liệu, cài đặt chế độ làm việc cho các máy, các công đoạn và quản lý quá trình sản xuất. Giao diện người – máy đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng, vận hành.
- Đã thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Dây chuyền được thiết kế theo quy trình công nghệ của châu Âu và được điều khiển hoàn toàn tự động, từ khâu cân định lượng các nguyên liệu, vi lượng, phụ gia theo tỷ lệ đã định cho một mẻ chế biến đến điều khiển tự động quá trình nghiền, hút lọc bụi, quá trình trộn, định lượng và phun dầu béo vào máy trộn, quá trình làm mát viên cũng như cân đóng bao sản phẩm. Dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường đánh giá cao.
4.2. Về trình độ công nghệ
- Dây chuyền thiết bị tạo ra có tính đồng bộ cao, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, được các chuyên gia tập đoàn Techna - Pháp và Công ty Nutriway đánh giá cao và đặc biết rất phù hợp với đặc thù sản xuất ở Việt Nam vì:
+ Do các nguyên liệu được cân định lượng tự động do vậy nâng cao được được độ chính xác, loại bỏ yếu tố chủ quan của con người;
+ Chế độ nghiền, hút và giũ bụi được điều khiển tự động, máy nghiền có kết cấu hợp lý, chế tạo chính xác, do vậy nâng cao đáng kể hiệu suất nghiền và chất lượng của sản phẩm nghiền;
+ Lượng cung cấp bổ xung dầu béo được định lượng tự động và phun dưới áp suất cao vào buồng trộn. Máy trộn có kết cấu hợp lý, chế tạo chính xác, do vậy độ đồng đều của sản phẩm cao;
+ Quá trình ép tạo viên và quá trình làm mát viên được giám sát tự động, do vậy chất lượng viên được nâng nên một bước đáng kể;
+ Toàn bộ quá trình sản xuất được điều khiển, quản lý bằng máy vi tính nên thuận tiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất cũng như giám sát chất lượng và bảo mật công thức.
- Giá thành của dây chuyền thấp, chỉ bằng 60 - 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, là điều kiện thuận lợi để các cơ sở đầu tư, ứng dụng;
- Do tất cả được nghiên cứu, chế tạo trong nước, do vậy công tác dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng rất chủ động. Đây là vấn đề rất được các cơ sở sản xuất quan tâm;
- Giảm đáng kể chi phí sản xuất do giảm nhân công lao động.
- Sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” đã khẳng định Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn về công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc. Là cơ sở và là tiền đề vững chắc để nghiên cứu mở rộng công suất và mở rộng sang lĩnh vực khác tương tự.
a. Trung tâm giám sát, điều khiển b. Giao diện cài đặt công thức chế biến
Hình 4. Trung tâm giám sát, điều khiển họa động của dây chuyền chế biến TACN
năng suất 5 - 6 tấn/giờ,
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dây chuyền
5.1. Kết quả ứng dụng vào sản xuất
Do dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ cao, được điều khiển, giám sát tự động, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Chất lượng thức ăn sản xuất ra cao và ổn định, do vậy sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Nhiều cơ sở như Công ty TNHH Vĩnh Hà, Công ty TNHH Hải Thăng doanh số bán hàng đã tăng lên gấp 2 - 3 lần so với trước và đanh tính tới việc nâng cao quy mô công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao của dây chuyền, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trang bị như Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Đông Á, Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển trang trại Hà Hưng, Công ty TNHH Thành Vinh, Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD), Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi LICOGI 13 VIGER, Công ty cổ phần TKT Việt Nam, Công ty TNHH Giang Hưng v.v.... với doanh thu trên 36 tỷ đồng. Hiện một số doanh nghiệp khác đang tiếp tục tìm hiểu để đầu tư mới hoặc đầu tư nâng cấp.
5.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” sau thời gian dài thử nghiệm ứng dụng trong điều kiện sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, được các cơ sở ứng dụng đánh giá cao, cụ thể:
+ Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại;
+ Chất lượng sản phẩm cao và ổn định. Độ đồng đều của sản phẩm sau khi trộn đạt 97,5 – 99,2 %, cao hơn hẳn yêu cầu là 90 – 95 %.
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tăng nên rõ rệt;
+ Giảm được 60 – 70 % lao động;
+ Cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho công nhân
+ Giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài. Giảm được nguồn đáng kể cho các doanh nghiệp.
- Giúp các cở sở chủ động trong sản xuất, vì hầu hết các thiết bị trong dây chuyền do trong nước chế tạo;
- Góp phần đào tạo công nhân lành nghề, đử sức tiếp nhận các công nghệ và thiết bị tiên tiến;
- Thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước phát triển.
Với hiệu quả kinh tế - xã hội cao mang lại, Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động đã được:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Cúp vàng tại TECHMART Việt Nam năm 2005 tại Tp. Hồ Chí Minh
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng “Cúp vàng Nông nghiệp” năm 2007 tại Hội chợ – Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2007 tổ chức tại Hà Nội.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng giải thưởng "Bông lúa vàng Việt nam" lần thứ nhất, năm 2012.
IV. KẾT LUẬN
1. Đã thiết kế, chế tạo được ở trong nước “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Dây chuyền được điều khiển hoàn toàn tự động, từ khâu cân định lượng các nguyên liệu, vi lượng, phụ gia theo tỷ lệ đã định cho một mẻ chế biến đến điều khiển tự động quá trình nghiền, hút lọc bụi, quá trình trộn, định lượng và phun dầu béo vào máy trộn, quá trình làm mát viên cũng như cân đóng bao sản phẩm.
2. Kết quả ứng dụng trong sản xuất cho thấy dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
- Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại;
- Chất lượng sản phẩm cao và ổn định;
- Giảm được 60 – 70 % lao động;
- Giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.