Danh sách các Đề tài, Nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2016
Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2016
TT
|
Tên đề tài, dự án
|
Đơn vị/Chủ trì
|
Tham gia thực hiện
|
Kinh phí
NSNN
|
Thời gian
|
Ghi chú
|
1
|
Nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy canh tác phù hợp với đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng sản xuất lúa, màu tại ĐBSH
|
Trung tâm Giám định
ThS. Trịnh Duy Đỗ
|
ThS. Vũ Văn Long
KS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Ngô Văn Phương
KSC.Nguyễn Bá Chất
ThS. Lê Huy Phượng
NCV. Mai Văn Hởi
NCV. Dương Công Như
TS.Vũ Xuân Thanh
TS. Hàn Trung Dũng
|
2.500
|
01/2016-6/2018
|
Bộ NN
|
2
|
Nghiên cứu sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm
|
Trung tâm KCS
PGS.TS. Nguyễn Duy Lâm
|
ThS. Phạm Thị Mai
KS. Lã Mạnh Tuân
ThS. Bùi Kim Thúy
Th.S. Phạm Cao Thăng
ThS. Phạm Ngọc Tuyên
TS. Nguyễn Tất Thắng
KS. Vũ Thị Nhị
ThS. Nguyễn Tiến Khương
KS. Trần Thị Mỹ Ngà
|
2.900
|
01/2016-6/2018
|
Bộ NN
|
3
|
Dự án SXTN:
Hoàn thiện công nghệ bảo quản nho và táo tại tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật bao gói khí điều biến
|
Bộ Môn Bảo quản
ThS. Phạm Thị Thanh Tĩnh
|
KS. Vũ Thị Nga
Ths. Nguyễn Thị Tú Quỳnh
TS. Phạm Anh Tuấn
KS. Lê Thị Mai
KS. Cù Thị Hằng
KS. Vũ Ngọc Dũng
Ths. Nguyễn Thị Huệ
TS. Lê Thiên Minh
Nguyễn Đình Quang
|
2.250
|
01/2016-6/2018
|
Bộ NN
|
4
|
ĐTĐL.CN - 46/15 (Nhánh)
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công ty Juran (Israel) bảo quản quả vải và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu
|
TT Chế biến
ThS. Nguyễn Xuân Thuỷ
|
TS. Phạm Anh Tuấn
ThS. Nguyễn Thị Huệ
KS. Vũ Thị Nga
|
725
|
02/2016-8/2018
|
Nhánh
Bộ KHCN
|
Tổng số: 3 Đề tài; 01 Dự án SXTN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2016
CẤP BỘ (BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)
1. Tên đề tài: Nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy canh tác phù hợp với đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng sản xuất lúa, màu tại ĐBSH
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Duy Đỗ
3. Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Giám định
4. Thời gian thực hiện: 01/2016-6/2018
5. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 2.500 triệu đồng
NSNN: 2.500 triệu đồng
Kinh phí khoán: 2.365 triệu đồng
6. Cán bộ tham gia đề tài:
ThS. Vũ Văn Long
KS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Ngô Văn Phương
KSC.Nguyễn Bá Chất
ThS. Lê Huy Phượng
NCV. Mai Văn Hởi
NCV. Dương Công Như
TS.Vũ Xuân Thanh
TS. Hàn Trung Dũng
7. Mục tiêu của đề tài:
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng được bộ dữ liệu về đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn chủng loại máy động lực, máy canh tác phục vụ sản xuất lúa, màu, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
1) Đánh giá đúng thực trạng về sử dụng máy động lực, máy canh tác, quy trình canh tác, tổ chức sản xuất phục vụ sản xuất lúa, màu; về đặc điểm, quy mô đồng ruộng (diện tích lô thửa, kết cấu hạ tầng phục vụ CGH); về mức độ tác động của quy trình CGH, của biến đổi khí hậu đến độ chai, cứng của nền ruộng (so với các điều tra, khảo sát trước đây) đối với các loại đất điển hình ở những điểm khảo sát thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
2) Xây dựng được bộ số liệu về đặc tính đất (thành phần cơ lý tính của đất; độ chặt theo chiều sâu canh tác; hệ số ma sát và dính; dung trọng; lực cản riêng của đất) và đặc điểm đồng ruộng (kích thước lô thửa, địa hình và độ bằng phẳng mặt đồng ruộng) của một số vùng trồng lúa, màu điển hình tại các điểm điều tra.
3) Phân tích đầy đủ, đánh giá đúng về sự phù hợp của chủng loại máy động lực, máy canh tác đối với đặc tính đất, đặc điểm đồng ruộng ở mỗi vùng.
4) Đề xuất được giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa, màu theo hướng hiệu quả, bền vững (chủng loại máy động lực, máy canh tác phù hợp với từng loại đất, từng địa phương; quy trình cơ giới hóa một số khâu canh tác;…..để thúc đẩy mạnh CGH nông nghiệp).
8. Những sản phẩm chính:
1. Báo cáo đánh giá thực trạng cơ giới hóa trên các loại đất điển hình trồng lúa, màu tại ĐBSH.
2. Bộ số liệu về đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng của một số vùng trồng lúa, màu điển hình tại các điểm điều tra:
3. Báo cáo phân tích đánh giá sự phù hợp của chủng loại máy động lực, máy canh tác đối với đặc tính đất, đặc điểm của đồng ruộng (tối thiểu cho 3 loại đất, 2-3 loại nền và 2-3 chủng loại máy trên một loại đất).
4. Đề xuất giải pháp CGH sản xuất lúa, màu theo hướng hiệu quả, bền vững
5. Bài báo: 1-2 bài
6. Tham gia đào tạo: 1-2 ThS
9. Đơn vị phối hợp, tham gia:
- Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
- Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
- Công ty Cổ phần cơ điện nông nghiệp thủy lợi Bắc Ninh
- Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Việt Thành
- Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2016
CẤP BỘ (BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)
1. Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Duy Lâm
3. Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm KCS
4. Thời gian thực hiện: 01/2016-6/2018
5. Kinh phí thức hiện:
Tổng kinh phí: 2.900 triệu đồng
NSNN: 2.900 triệu đồng
Kinh phí khoán: 1.316,31 triệu đồng
6. Cán bộ tham gia đề tài:
ThS. Phạm Thị Mai
KS. Lã Mạnh Tuân
ThS. Bùi Kim Thúy
Th.S. Phạm Cao Thăng
ThS. Phạm Ngọc Tuyên
TS. Nguyễn Tất Thắng
KS. Vũ Thị Nhị
ThS. Nguyễn Tiến Khương
KS. Trần Thị Mỹ Ngà
7. Mục tiêu của đề tài:
1. Mục tiêu chung: Xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ để sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm quy mô phòng thí nghiệm và quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ. Quy trình đạt trình độ công nghệ hiện nay của các nước tiên tiến;
- Thiết kế, chế tạo, lựa chọn, lắp đặt, vận hành và khảo nghiệm được một số thiết bị chính để sản xuất tinh bột trơ theo quy trình quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ mà đề tài xác lập được;
- Sản xuất > 500 kg tinh bột trơ từ gạo tấm theo quy trình công nghệ và thiết bị do đề tài xây dựng. Tinh bột trơ đạt các chất lượng: Độ ẩm < 10%, tổng cacbohydrat > 95%, hàm lượng tinh bột trơ RS3 > 50%, chất béo < 0,03 g/g, độ lớn mạch amylose 100-300, chỉ số đường huyết GI < 50, năng lượng < 2,5 Kcalo/g.
- 03 thực phẩm chế biến từ tinh bột trơ, 100 kg mỗi loại chứa tinh bột trơ là chất xơ thực phẩm > 5%, không bị biến đổi tính chất cảm quan so với thực phẩm gốc.
8. Những sản phẩm chính:
1. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thiết bị xử lý nhiệt ẩm, năng suất 100 kg/mẻ
3. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thiết bị sấy lạnh năng suất 250 -300kg/mẻ.
4. Máy sấy lạnh
5. Thiết bị xử lý nhiệt ẩm để sản xuất tinh bột RS3, năng suất 100 kg/mẻ
6. 500 kg Tinh bột trơ RS3 từ gạo tấm
7. 100 kg Cháo ăn liền RS3
8. 100 kg Mỳ ăn liền RS3
9. 100 kg Bánh phở khô RS3
10. Bài báo: 02 bài
11. Tham gia đào tạo: 1 TS, 1 ThS
9. Đơn vị phối hợp, tham gia:
- Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam
- Công ty TNHH Công nghệ phẩm Ba Đình
TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2016
CẤP BỘ (BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)
1. Tên dự án: Hoàn thiện công nghệ bảo quản nho và táo tại tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật bao gói khí điều biến
2. Chủ nhiệm dự án: ThS. Phạm Thị Thanh Tĩnh
3. Đơn vị chủ trì dự án: BM Bảo quản NSTP
4. Thời gian thực hiện: 01/2016-6/2018
5. Kinh phí thức hiện:
Tổng kinh phí: 5.000 triệu đồng
NSNN: 2.250 triệu đồng
Kinh phí khoán: 1.018,45 triệu đồng
6. Cán bộ tham gia dự án:
KS. Vũ Thị Nga
Ths. Nguyễn Thị Tú Quỳnh
TS. Phạm Anh Tuấn
KS. Lê Thị Mai
KS. Cù Thị Hằng
KS. Vũ Ngọc Dũng
Ths. Nguyễn Thị Huệ
TS. Lê Thiên Minh
Nguyễn Đình Quang
7. Mục tiêu của dự án:
Đưa ra được phương án nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý, bao gói MAP và bảo quản nho (táo) phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hoàn thiện được phương pháp và kỹ thuật bao gói khí điều biến bằng các vật liệu bao gói hiện có để bảo quản phù hợp với đặc tính sinh lý của mỗi loại rau quả tươi khác nhau.
- Hoàn thiện được quy trình công nghệ và thiết bị phục vụ sơ chế, bao gói MAP, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cho quả nho và táo tại Ninh Thuận. Thời gian bảo quản: đối với nho từ 6 - 7 ngày ở điều kiện thường và ≥ 25 ngày ở điều kiện lạnh, đối với táo từ 7 - 8 ngày ở điều kiện thường và ≥ 30 ngày ở điều kiện lạnh. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP với tỷ lệ hư hỏng < 10%.
- Xây dựng được mô hình ứng dụng quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý, bao gói MAP, bảo quản nho và táo với quy mô 5 tấn/ngày, gắn với doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận.
- Sản phẩm tạo ra 100 tấn (gồm 50 tấn nho và 50 tấn táo) từ dự án SXTN của mô hình ứng dụng liên kết với chuỗi vận chuyển, bảo quản và phân phối được thị trường chấp nhận.
8. Những sản phẩm chính:
1. Bộ hồ sơ về Phương pháp và kỹ thuật xác định chế độ bao gói khí điều biến MAP đảm bảo tạo ra được môi trường vi khí hậu với độ sai lệch so với điều kiện CA (Controlled atmosphere) ± 15%.
2. Quy trình công nghệ sơ chế, bao gói MAP, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cho quả nho và táo tại Ninh Thuận.
3. 01 Bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoàn thiện băng chuyền thiết bị sơ chế và xử lý nguyên liệu nho, táo năng suất 500 kg /giờ và thiết bị làm khô lạnh năng suất 2 tấn /mẻ phù hợp với yêu cầu công nghệ bao gói MAP, bao gồm các công đoạn (xử lý nước nóng kết hợp khử trùng và xử lý tăng cứng bề mặt và làm khô lạnh)
4. 01 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý, bao gói MAP, bảo quản nho, táo với quy mô 5 tấn/ngày, gắn với doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận.
5. Sản phẩm cụ thể: 50 tấn nho và 50 tấn táo được bảo quản bằng công nghệ bao gói khí điều biến gắn kết theo chuổi từ sản xuất đến sơ chế bảo quản và phân phối được thị trường chấp nhận.
6. Tiến bộ kỹ thuật: 2
9. Đơn vị phối hợp, tham gia:
- Công ty sản xuất và thương mại nông sản Thái Thuận Ninh Thuận
BIỂU MẪU TÓM TẮT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NĂM 2016
CẤP NHÀ NƯƠC (BỘ KHCN, CÔNG THƯƠNG)
1. Tên đề tài (nhánh): Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công ty Juran (Israel) bảo quản quả vải và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu
Mã số: ĐTĐL.CN- 46/15
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Thuỷ
3. Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Chế biến NSTP
4. Thời gian thực hiện: 02/2016-8/2018
5. Kinh phí thức hiện:
Tổng kinh phí: 4.835.182 triệu đồng
NSNN: 4.835.182 triệu đồng
Kinh phí khoán: 1.428,182 triệu đồng
6. Cán bộ tham gia đề tài:
TS. Phạm Anh Tuấn
ThS. Nguyễn Thị Huệ
KS. Vũ Thị Nga
7. Mục tiêu của đề tài:
Có được công nghệ, thiết bị bảo quản tươi quả vải và một số loại quả khác đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU.
8. Những sản phẩm chính:
1. 01 dây chuyền thiết bị sơ chế và xử lý quả vải thiều và quả nhãn được chế tạo.
2. 01 Quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản quả vải.
3. 01 Quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản quả nhãn.
4. 01 Quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản quả cam.
5. 01 bộ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị sơ chế, phân loại và xử lý quả vải thiều, năng suất 1 tấn/giờ (theo công nghệ Jural) có kèm theo bộ chuyển đổi để phân loại quả nhãn.
6. 02 bài báo.
7. Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch.
Các tin khác: