Thăm dò ý kiến
Nhận xét của bạn về cổng thông tin điện tử Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch



Liên kết website
Số người truy cập
Online:  306 người
Lượt truy cập :  494244 lượt
 
Hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam”

Hội thảo do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) phối hợp với Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/9.

 

 

Phát biểu khai mạc và trình bày tại Hội thảo Ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh “Bên cạnh các cơ hội mở cửa thị trường mới thì thách thức đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn để vượt qua các quy định kỹ thuật ATTP và kiểm dịch động thực vật đối với  nông sản xuất khẩu càng lớn”.

 

 

 

Ông Etienne Jenni đại diện Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) phát biểu tại Hội thảo

 

Các lý do chính bị từ chối  nhập khẩu các sản phẩm nông sản và thức ăn chăn  nuôi xuất  khẩu của Việt Nam nói chung và trái cây nói riêng tại 5 thị trường Úc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ trong 10 năm (từ 2010 đến 2020) đã được phân tích trong báo của Ông Bahramalian Nima, Giám đốc Dự án Chương trình tiêu chuẩn, chất lượng UNIDO.

 

 

 

Các đại biểu khởi động giai đoạn 2 của dự án GQSP

 

 

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Bà Đinh Thị Tám, Phó viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nhấn mạnh: Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là các đơn vị đang tham dự hội thảo này, được tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm được chia sẻ từ một số mô hình hỗ trợ kỹ thuật đã phát triển tại chuỗi xuất khẩu xoài và bưởi. Các mô hình này đã xây dựng, áp dụng các Quy trình thao tác chuẩn (SOPs), thử nghiệm công nghệ mới vào các chuỗi trình diễn thương mại để quản lý chất lượng quả trong toàn chuỗi, từ khâu trồng, xử lý nấm bệnh, thu hoạch, quản lý nhiệt độ, vận chuyển… để tăng đáng kể thời gian bảo quản, cho phép xuất khẩu bằng đường biển tới các thị trường xa. Các mô hình cũng xây dựng tính bền vững thông qua cách tiếp cận định hướng thị trường để có tính khả thi về mặt thương mại, giảm tổn thất, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu, tính hiệu quả và trách nhiệm với môi trường.

 - Thông qua thảo luận 1 số vấn đề đã được đề cập, như làm sao tận dụng sự phối kết hợp giữa các ngành trái cây nhiệt đới, và nâng cao các vấn đề liên ngành, tính bền vững, biến đổi khí hậu, số hóa, giá trị gia tăng và xây dựng năng lực để tiếp cận hiệu quả nhiều đối tượng trái cây hơn (từ xoài, bưởi mở rộng ra sầu riêng, chanh leo).

- Những vấn đề quan trọng được xác định dọc theo chuỗi giá trị trái cây, các giải pháp khả thi đã được tính đến để có thể chuyển thành các khuyến nghị để định hướng xây dựng các chính sách ngành phù hợp, đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành trái cây mà Chính phủ đề ra.

 

 

 

 

  • Gửi mail cho bạn bè
  •     
  • In trang này ra giấy
  •     
  • Đưa ra file pdf
  •     
 
Các tin khác:
 
Đăng nhập
A value is required.
A value is required.
 
 
# Thời tiết
Thứ ba, 08 / 10 / 2024
# Giá vàng
 

# Tỷ giá