Khai giảng Lớp Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về hoạt động
ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho cán bộ thuộc 03Trung tâm Ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Đắk Lắk.
Từ ngày ngày 1/8/2017-5/8/2017, tại Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức Chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các cán bộ thuộc 03 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Đắk Lắk về hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Tham dự Lễ khai giảng có: Ông Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng
và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và công nghệ; Ông Phạm Anh Tuấn, Viện
trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.
Ông Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu
khai giảng Lớp đào tạo, tập huấn
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Ông Phạm Thế Dũng, cho biết: Thời gian qua, Đảng
và nhà nước đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh, khẳng định doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới, khuyến khích khởi nghiệp
thông qua Nghị quyết số 19-2017/NQ- CP ngày 6/02/2017 và Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016),
nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và có chính sách đặc
thù để tạo đột phá phát triển cho nhiều địa phương. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ (Trung tâm) tại các địa phương có vai trò quan trọng trong hoạt động
lựa chọn và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo đặc thù của
địa phương, là đầu mối cung cấp thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình định hướng, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa
học và công nghệ. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho các Trung tâm là yêu cầu cấp
bách trong giai đoạn hiện nay, đồng thời thực hiện hiệu quả mục tiêu của Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 31/10/2012 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
2
Giai đoạn 2016-2017, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ được Lãnh đạo Bộ
giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thí điểm một số Trung tâm, làm cơ sở đề xuất Lãnh đạo
Bộ phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đến
năm 2020”. Một trong các nội dung hỗ trợ của nhiệm vụ là việc tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ của các Trung tâm tại các Cơ sở nghiên cứu - ứng dụng
mạnh trong cả nước, nhằm bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn sâu trong các lĩnh vực:
công nghệ sinh học, thực phẩm, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, hoàn thiện các mô
hình về ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành các trang thiết bị phục vụ
nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất. Đây là những lĩnh vực trọng tâm, cần thiết trong hoạt
động của các Trung tâm cũng như để đáp ứng nhu cầu cấp bách của các địa phương
hiện nay.
TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
phát biểu tại Lễ Khai giảng.
Phát biểu tại Lễ Khai giảng, TS Phạm Anh Tuấn Viện trưởng Viện Cơ điện nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết Viện là đơn vị có các chuyên gia đầu
ngành có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong việc triển khai hoạt động ứng dụng và chuyển
giao công nghệ với nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả, phù
hợp tại các địa phương. Vì vậy, thông qua Lớp tập huấn, bồi dưỡng các cán bộ của
Trung tâm sẽ phần nào lĩnh hội, tiếp cận, học tập được các phương pháp mới, công
nghệ mới để áp dụng vào hoạt động của mỗi Trung tâm cũng như của địa phương.
Theo chương trình, Lớp tập huấn, bồi dưỡng tổ chức trong 05 ngày, các học viên
sẽ được các giảng viên đào tạo, tập huấn về lý thuyết và thực hành, tham quan mô hình
thực tế. Kết thúc khóa học các học viên sẽ viết bài thu hoạch về kiến thức, kỹ năng đã
được bồi dưỡng, tập huấn. Căn cứ vào quá trình học tập và kết quả bài thu hoạch của
học viên, ban tổ chức lớp học sẽ xem xét cấp chứng chỉ theo quy định.
Các tin khác: